Danh mục

Trao đổi và chia sẻ thông tin về tài nguyên nước xuyên biên giới thông qua các cơ chế hợp tác lưu vực sông Mê Kông

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 443.24 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Trao đổi và chia sẻ thông tin về tài nguyên nước xuyên biên giới thông qua các cơ chế hợp tác lưu vực sông Mê Kông được thực hiện với mục tiêu nhằm tổng hợp và phân tích hiện trạng các cơ chế trao đổi thông tin chính thức và phi chính thức để cùng hợp tác phát triển và quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới của dòng sông Mê Kông, từ đó đề xuất các giải pháp chính sách nhằm nâng cao hiệu quả và sự hợp tác trong chia sẻ thông tin giữa các quốc gia lưu vực sông Mê Kông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trao đổi và chia sẻ thông tin về tài nguyên nước xuyên biên giới thông qua các cơ chế hợp tác lưu vực sông Mê Kông KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ V Doi: 10.15625/vap.2022.0162 TRAO ĐỔI VÀ CHIA SẺ THÔNG TIN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC XUYÊN BIÊN GIỚI THÔNG QUA CÁC CƠ CHẾ HỢP TÁC LƯU VỰC SÔNG MÊ KÔNG Trần Thị Minh Hằng1*, Phạm Thị Thúy1, Trần Thị Huyền Nga1, Hoàng Minh Trang1, Vũ Đình Tuấn1, Nguyễn Linh Chi2, Nguyễn Mạnh Khải1 1 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội 2 Tạp chí Biển Việt Nam, B1, Phùng Chí Kiên, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội TÓM TẮT Quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới phụ thuộc nhiều vào việc chia sẻ và trao đổi các số liệu, thông tin giữa các bên liên quan. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thu thập, xử lý số liệu thứ cấp, phương pháp tham vấn chuyên gia và phân tích các bên liên quan để tổng hợp hiện trạng các cơ chế trao đổi thông tin, đánh giá sự đóng góp về chia sẻ thông tin của các bên liên quan và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chia sẻ thông tin giữa các quốc gia lưu vực sông Mê Kông. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy các cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin và dữ liệu hiện nay ở lưu vực sông Mê Kông bao gồm các thủ tục chính thức của Ủy hội sông Mê Kông (MRC) như Thủ tục Trao đổi và chia sẻ thông tin và dữ liệu (PDIES) (2001), Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (PNPCA) và các phương thức phi chính thức thông qua các mạng lưới chuyên môn, nhóm khoa học, dân sự như Mekong Wetland University Network, The Mekong Fish Network, Mekong Environment Forum. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chia sẻ và trao đổi thông tin dữ liệu bao gồm sự minh bạch về chiến lược khai thác tài nguyên nước, khả năng xây dựng niềm tin, mức độ chính trị hóa lợi ích, áp lực xã hội và tính dễ tiếp cận của thông tin. Các cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin nêu trên đóng góp tích cực, hiệu quả trong việc quản lý tài nguyên nước giữa các quốc gia trong Ủy hội sông Mê Kông. Từ khóa: Mê Kông, thông tin và dữ liệu, trao đổi và chia sẻ, quản lý tài nguyên nước, xuyên biên giới. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các nguồn nước ngọt trên thế giới đang phải gánh chịu những áp lực nặng nề do lạm dụng nguồn nước, xung đột lợi ích giữa các bên liên quan, dân số tăng và các hoạt động khác của con người trong. Đặc biệt, các nguồn nước có tính chất xuyên biên giới có thể chịu tác động mạnh hơn bởi các hoạt động sử dụng tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội, biến đổi khí hậu. Việc quản lý tốt các vùng nước xuyên biên giới đòi hỏi các quốc gia và thể chế trong lưu vực phải có các dữ liệu và thông tin đầy đủ, đáng tin cậy về tình trạng tài nguyên, chất lượng môi trường cũng như cách thức quản lý các vùng nước xuyên biên giới. Đối với sông Mê Kông, việc thiết lập và duy trì các thỏa thuận và mạng lưới chia sẻ, trao đổi dữ liệu và thông tin giữa các quốc gia trong lưu vực sẽ giúp việc tạo lòng tin và xây dựng tầm nhìn chung về tài nguyên nước cùng chia sẻ. Nếu thông tin và dữ liệu không được chia sẻ và trao đổi sẽ gây cản trở rất nhiều cho các quốc gia trong việc quản lý, quy hoạch sử dụng nước, hoạch định các chính sách của lưu vực [1, 2]. * Tác giả liên hệ, địa chỉ email: hangttm@hus.edu.vn 81 Trần Thị Minh Hằng, Phạm Thị Thúy, Trần Thị Huyền Nga, Hoàng Minh Trang, Vũ Đình Tuấn,… Tuy nhiên, do các quốc gia hạn chế chia sẻ số liệu với các quốc gia khác vì lý địa chính trị, an ninh và nhiều lý do khác, rất khó có được số liệu kịp thời, đảm bảo chất lượng để phục vụ cho các mục đích lớn lao hơn [1]. Gerlak và cộng sự (2011) [3] cho rằng lưu vực sông Mê Kông là một trong những khu vực còn giới hạn về trao đổi dữ liệu liên quan đến nước. Tương tự, Aliagha (2004) [4] cho rằng nguyên nhân chính của các vấn đề môi trường ở lưu vực sông Mê Kông là việc chia sẻ dữ liệu và thông tin không hiệu quả đòi hỏi sự phối hợp nhiều hơn giữa các bên liên quan. Hơn nữa, nghiên cứu của Affeltranger (2009) [5] nhận định rằng các quốc gia lưu vực sông Mê Kông đang cạnh tranh về việc sử dụng nước và dường như vẫn có sự lo ngại rằng việc chia sẻ dữ liệu sẽ tiết lộ kế hoạch sử dụng nước của họ cho các nước khác. Do vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu nhằm tổng hợp và phân tích hiện trạng các cơ chế trao đổi thông tin chính thức và phi chính thức để cùng hợp tác phát triển và quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới của dòng sông Mê Kông, từ đó đề xuất các giải pháp chính sách nhằm nâng cao hiệu quả và sự hợp tác trong chia sẻ thông tin giữa các quốc gia lưu vực sông Mê Kông. ...

Tài liệu được xem nhiều: