Danh mục

Trao đổi về quyền tác giả và sao chép tài liệu ở thư viện các trường đại học

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 157.62 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này trao đổi về quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả theo Luật sở hữu trí tuệ (2005) từ đó có thể xác định các trường hợp sao chép tài liệu hợp pháp và bất hợp pháp ở thư viện các trường đại học, đặc biệt là đối với nguồn tài liệu được tạo nên từ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trao đổi về quyền tác giả và sao chép tài liệu ở thư viện các trường đại họcTRAO ĐỔI VỀ QUYỀN TÁC GIẢVÀ SAO CHÉP TÀI LIỆU Ở THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌCĐoàn Ngọc VânTóm tắt: Thư viện của các trường đại học có nhiệm vụ xây dựng vốn tài liệu đáp ứng nhu cầunghiên cứu, giảng dạy và học tập của bạn đọc. Sao chép tài liệu là một biện pháp cần thiết của thưviện các trường đại học nhằm nhân bản, lưu giữ và cung cấp thông tin cho bạn đọc. Việc sao chéptài liệu thư viện phải tôn trọng và tuân theo quy định pháp luật về quyền tác giả. Qua bài viết nàychúng tôi muốn trao đổi về quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả theo Luật sở hữu trí tuệ (2005) từđó có thể xác định các trường hợp sao chép tài liệu hợp pháp và bất hợp pháp ở thư viện các trườngđại học, đặc biệt là đối với nguồn tài liệu được tạo nên từ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa họccủa trường.Thư viện của các trường đại học có nhiệm vụ xây dựng vốn tài liệu đáp ứng nhu cầu nghiêncứu, giảng dạy và học tập của cán bộ giáo viên và sinh viên. Có thể khẳng định rằng không một thưviện nào có đầy đủ tài liệu để đáp ứng nhu cầu bạn đọc vì vậy việc sao chép, nhân bản tài liệu cũnglà một biện pháp cần thiết của mỗi thư viện:- Thư viện có chức năng thu thập, tàng trữ, tổ chức khai thác sử dụng vốn tài liệu nhằmtruyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của bạn đọc. Đó là thiênchức xã hội luôn gắn liền với sự ra đời và phát triển của thư viện. Sao chép tài liệu nhằm bổ sungnguồn vốn tài liệu và cung cấp thông tin cho bạn đọc.- Cho dù thư viện có được đầu tư thì cũng không thể đảm bảo thu thập đầy đủ vốn tài liệu.Đối với trường đại học nhu cầu người dùng tin có đặc điểm là thường tập trung vào cùng loại tài liệucó cùng nội dung, chủ đề với số lượng người sử dụng lớn và trong khoảng thời gian nhất định.- Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ tài liệu điện tử ngày càng nhiều và đadạng, thư viện điện tử và thư viện số là kết quả tất yếu của sự phát triển thư viện. Tài liệu được sốhoá, lưu trữ và cung cấp trên mạng sẽ đáp ứng nhu cầu người sử dụng không giới hạn về không gianvà thời gian.- Thư viện hoạt động bằng ngân sách nhà nước được thu phí đối với dịch vụ sao chụp, nhânbản tài liệu, biên dịch phù hợp với pháp luật về bảo hộ quyền tác giả (Pháp lệnh Thư viện).Thư viện trường đại học thực hiện sao chụp, nhân bản tài liệu truyền thống (in trên giấy) làchủ yếu, một số thư viện đang trong quá trình số hoá tài liệu và tạo lập cơ sở dữ liệu toàn văn. Bêncạnh việc sao chép, nhân bản để lưu giữ, một số thư viện thực hiện dịch vụ sao chép tài liệu cung cấpcho bạn đọc:- Thư viện phục vụ nhu cầu in, sao tài liệu cho bạn đọc tại các bộ phận phục vụ.- Bạn đọc được phép đăng ký phôtô tối đa là 10% hoặc một (1) chương sách (đối với sách cótừ hai (2) chương trở lên), hoặc một (1) bài tạp chí cho mỗi số tạp chí xuất bản.- Trung tâm thông tin thư viện có tổ chức 2 hình thức photocopy: độc giả sử dụng tiền xu tựphotocopy hoặc yêu cầu nhân viên kỹ thuật photocopy (trường hợp photo từ 40 trang trở lên).Sao chép, nhân bản tài liệu là cần thiết nhưng phải tôn trọng quyền tác giả, tuân thủ các quyđịnh pháp luật về quyền tác giả, vì vậy cần xác định rõ các trường hợp sao chép hợp pháp và bất hợppháp.Quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả đã được quy định trong một số văn bản pháp luật củanhà nước ta như Luật dân sự, Luật xuất bản, Luật Báo chí... cho đến tháng 11 năm 2005 Quốc hộiban hành một luật riêng về sở hữu trí tuệ đó là Luật Sở hữu trí tuệ (LSHTT), trong đó phần thứ haiquy định về quyền tác giả.Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sởhữu. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản:Điều 19. Quyền nhân thân1. Đặt tên cho tác phẩm;2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩmđược công bố, sử dụng;3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạctác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.Điều 20. Quyền tài sản1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:a) Làm tác phẩm phái sinh;b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;c) Sao chép tác phẩm;d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thôngtin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.Quyền nhân thân là quyền gắn liền với cá nhân và thuộc về tác giả, các quyền này khôngđược chuyển giao và được pháp luật bảo hộ vô thời hạn (trừ khoản 3 Đ.19). Quyền tài sản và quyềncông bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm là các quyền của tác giả, chủ sở hữuquyền tác giả có thể chuyển giao hoặc cho phép người khác thực hiện, các quyền này được bảo hộ cóthời hạn theo quy định của pháp luật. ...

Tài liệu được xem nhiều: