Danh mục

Trầu Gia Cát thơm ngát hương quê

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 186.89 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ nhiều trăm năm trước, làng Gia Cát đã nổi tiếng thiên hạ bởi có nghề trồng trầu không. Trầu Gia Cát là giống trầu quế lá nhỏ, dày, màu xanh hanh hanh vàng, ăn giòn và thơm cay, được người tứ xứ rất ưa chuộng, như một đặc sản nổi tiếng, đã vào ca dao cổ. Nước sông Cầu vừa trong vừa mát Trầu Gia Cát thơm ngát hương quê… Cái tên làng Gia Cát đã có từ xa xưa, nay gọi là làng Hương Thịnh, thuộc xã Quang Minh, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Từ niên hiệu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trầu Gia Cát thơm ngát hương quê Trầu Gia Cát thơm ngát hương quêTừ nhiều trăm năm trước, làng Gia Cát đã nổi tiếng thiên hạ bởi có nghề trồng trầukhông. Trầu Gia Cát là giống trầu quế lá nhỏ, dày, màu xanh hanh hanh vàng, ăngiòn và thơm cay, được người tứ xứ rất ưa chuộng, như một đặc sản nổi tiếng, đãvào ca dao cổ.Nước sông Cầu vừa trong vừa mátTrầu Gia Cát thơm ngát hương quê…Cái tên làng Gia Cát đã có từ xa xưa, nay gọi là làng Hương Thịnh, thuộc xã QuangMinh, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Từ niên hiệu Quang Thuận (1460-1469) đời LêThánh Tông làng đã có tên là Hương Thịnh. Có một thời làng còn có tên là Cầu Sau. Nhưtruyền tụng ở địa phương, một năm, trời làm hạn hán kéo dài ghê gớm, các làng trongvùng phải làm lễ tế và cầu đảo xin Thần, Phật cho bát nước mưa cứu dân, nhưng vẫnkhông được. Gia Cát là làng tế lễ cầu đảo sau cùng, và đêm hôm ấy trời cho cơn mưa lớntắm mát khắp cả.Người ta xôn xao, Gia Cát cầu sau mà thiêng vậy. Rồi người ta gọi Gia Cát là làng CầuSau. Dù tên Cầu Sau do dân gian đặt ra hay Hương Thịnh do triều đình chính thức ghinhận, người đời vẫn hay gọi là làng Gia Cát, có lẽ do vùng quê này từ nhiều trăm nămnay đã nổi tiếng với giống trầu Gia Cát.Các cụ cố lão vẫn truyền cho con cháu rằng, gia là nơi ở, cát là tốt lành, dân làng đượcsống trên thân đất tốt lành, phía tây có dòng sông Cầu lơ thơ chảy, phía đông có núi YSơn che chở. Làng nằm trên lưng kim quy, bốn chân rùa vàng là bốn cổng làng. Cổnglàng xây dựng kiên cố từ lâu đời, trên nóc có chòi canh để tuần phiên canh gác. Bên trongcổng, có ba gian điếm thờ thổ thần, đêm đêm tuần phiên thường ngủ ở đây. Rùa vàngtrong tư thế đang bò đi, đầu đã tới sát bờ sông. Để rùa vàng ở lại làng, người làng Gia Cátđã xây ngôi đình lớn chẹn trên đầu rùa.Trầu Gia CátĐình Gia Cát rất cổ kính, được lập dựng từ năm Mậu Thìn 1688, niên hiệu Chính Hòathứ 9, đời Lê Hy Tông. Trong đình còn lưu giữ bức đại tự vua ban: Mỹ tục khả phong.Chùa làng Gia Cát là một ngôi cổ tự, toạ lạc gần đình. Nhiều bia đá đặt tại đình và chùa,văn bia còn ghi rõ niên biểu dựng đình, chùa, những sự kiện trọng đại của làng, cùngnhiều đồ tế khí, cổ vật còn lưu giữ tại đình, chùa, là những sử liệu quý giúp các nhànghiên cứu hiểu được lịch sử cùng những mỹ tục của làng Gia Cát qua nhiều thế kỷ.Sách Địa chí Hà Bắc (xuất bản năm 1982) dành nhiều trang chữ viết về làng trầu Gia Cát.Trầu được dân làng trồng thành bãi, bãi hẹp cũng dăm bảy sào, bãi rộng thì tới hàng chụcmẫu, và trồng cả trên những chân ruộng cao. Các bãi trầu của Gia Cát chiếm hơn 30%diện tích đồng ruộng của làng. Mỗi sào trồng được chừng nghìn gốc trầu. Có câu ngạnngữ “có trăm tre mới lăm le trồng một sào trầu”.Trăm cây tre có thể cất một nếp nhà khang trang, rộng rãi. Để làm giàn trầu trên một sào,còn phải có thêm 200 cây nứa to cùng chục gánh giàng giàng (người địa phương gọi làguột), rất nhiều lạt pha từ tre đã qua gác bếp cho ăn bồ hóng chống mọt. Nhà trồng ítcũng dăm trăm gốc trầu; nhà trồng nhiều thì một nghìn, hai nghìn gốc. Để chống gió bão,các nhà trồng trầu liền kề nhau, dựa vào nhau, nên mới thành bãi trầu. Bãi nhỏ cũng cóbảy, tám hộ; bãi lớn thì tới mấy chục hộ cùng trồng.Trầu leo lên giàn, phía trên phải đậy những “con guột” để che nắng mùa hè, gió bấc vàsương muối mùa đông. Quanh giàn trầu người ta rào kín đến mức chim sẻ không tìmđược chỗ chui. Ruộng trầu tốt thì được tới ba vụ (ba năm). Vụ đầu là trầu tơ; vụ thứ haigọi là trầu húi; vụ thứ ba là trầu trổi. Sau ba năm người thợ trầu phải cày xới lại đất mớitrồng tiếp. Có câu “trầu đất lạ, mạ đất quen”. Làm nghề trầu thật lắm công lênh…Từ xưa, trầu Gia Cát chủ yếu tiêu thụ ở chợ Chã, huyện Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên),ngay bên kia sông Cầu, cách làng Gia Cát chỉ một quãng đò ngang, một thôi đường ngắn.Do vậy, những phường buôn thường gọi là “trầu Chã”. Một thời rất dài, vào những ngàyphiên là ngày năm, ngày mười trong tháng, chợ Chã tấp nập trên bến dưới thuyền, đưacác sản vật từ miền cao tỏa xuống nhiều vùng ở miền xuôi, trong đó có trầu quế Gia Cát.Trầu có thể hái ít, rải rác trong nhiều tháng xuân, hè, nhưng vào mùa đông, nhất là cữ gầnTết là chính vụ, người Gia Cát tưng bừng vào mùa thu hái lá trầu, làng quê này trở nênthơm ngát, chợ Chã cũng ngát thơm và nhộn nhịp hơn.Trầu được người ta xếp các lá úp thìa với nhau, rồi sắp thành từng cài, mỗi cài dàikhoảng hai gang tay có hàng trăm lá. Bó cài, lá tốt, to, đẹp xếp ở ngoài, lá nhỏ bên trong.Trầu bán lẻ theo cài, còn gơ là đơn vị mua bán của phường buôn. Mỗi gơ gồm bốn cài.Têm trầu cánh phượng đòi hỏi sự khéo tay thế nào thì bó cài trầu cũng cần sự khéo taynhư vậy. Trầu quế năm được giá, năm giá hạ.Có câu: “Vàng có giá, lá vô ngần”. Những năm được giá, chỉ ba, bốn gơ trầu là mua đượcmột đồng cân vàng. Những năm nghề trầu thịnh vượng, đời sống người dân làng Gia Cátkhá giả hơn các làng trong vùng nhiều. Làm nên sự sung túc ở Gia Cát, chính là nhờ vàonhững bãi trầu quế. Mùa thu hái trầu, các bà, c ...

Tài liệu được xem nhiều: