Thông tin tài liệu:
Nhiều cha mẹ cho rằng con cái của họ không cần kỷ luật cho đến khi bước vào trường phổ thông (tiểu học). Tuy nhiên, điều này thường gây ra hậu quả: Khi trẻ bắt đầu vào lớp một, bố mẹ không thể điều chỉnh hành vi không phù hợp của trẻ. Nguyên nhân thật rõ ràng: bởi trẻ đã quen với việc tự do làm tất cả mọi thứ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trẻ 3 tuổi & Tầm quan trọng của Giáo dục Nguyên tắc, Kỷ luật.
Trẻ 3 tuổi & Tầm quan trọng của Giáo dục Nguyên
tắc, Kỷ luật.
Nhiều cha mẹ cho rằng con cái của họ không cần kỷ luật cho đến khi
bước vào trường phổ thông (tiểu học). Tuy nhiên, điều này thường
gây ra hậu quả: Khi trẻ bắt đầu vào lớp một, bố mẹ không thể điều
chỉnh hành vi không phù hợp của trẻ. Nguyên nhân thật rõ ràng: bởi
trẻ đã quen với việc tự do làm tất cả mọi thứ. Khi bé tới năm tuổi, phụ
huynh mới áp dụng xử lý kỷ luật với trẻ thì khó rèn trẻ là điều hiển
nhiên.
May mắn thay, tất cả điều này có thể tránh được chỉ đơn giản bằng
cách thiết lập kỷ luật vào thời điểm phù hợp: Khi trẻ mới biết đi. Giáo
dục kỷ luật cho trẻ khi trẻ mới biết đi không có nghĩa là bố mẹ phải có
hình phạt nghiêm khắc, những đứa con nhỏ của bạn đã có khả năng
hiểu biết đúng sai và cần phải học cách chịu trách nhiệm. Những lời
khuyên sau đây sẽ giúp bạn hình thành nguyên tắc kỷ luật ở đứa con
mới biết đi của mình, từ đó biến bé thành một em bé biết nghe lời.
Tạo giới hạn:
Bạn cần phải đưa ra giới hạn cho con và áp dụng kiên định các
nguyên tắc này. Nếu bạn thấy con đang chơi dưới bồn rửa của nhà
bếp, hoặc ngồi gần máy lò sưởi, bạn nên ngay lập tức cho con biết
rằng việc làm này là không nên và không an toàn. Nói với con một
cách nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, có thể dắt tay con vào chỗ chơi
phù hợp. Con bạn phải nhận được thông điệp: có những giới hạn
mà nếu bé vượt qua thì chắc chắn sẽ bị trừng phạt
Lờ đi những cơn giận dữ bột phát.
Con bạn cũng cần nhận thức được rằng dù bé có thể hiện bao nhiêu
cơn giận dữ bột phát đi nữa, luôn có một số điều đơn giản là bé phải
chấp nhận. Bạn phải thể hiện rằng mình đang rất trách nhiệm cũng
như nghiêm túc. Bản thân bạn không được để bộc lộ những cơn giận
dữ bất chợt của mình, không bị cuốn vào cơn giận của con.
Ví dụ: Nếu bạn đang ở chỗ gửi xe, hãy thể hiện một cách kiên quyết
nhưng bình tĩnh rằng con luôn phải nắm tay bạn. Ngay cả nếu bé la
hét mè nheo, bạn không nhượng bộ. Bé vẫn phải nắm tay bạn vì lý
do an toàn.
Cuối cùng, bé sẽ thấu hiểu rằng việc giận dữ không có tác dụng gì
cả, ngoài việc phí năng lượng của bản thân.
Nhất quán.
Bạn nên nhất quán nếu bạn muốn cho con hiểu và để việc kỷ luật
thực sự hiệu quả. Vậy, mỗi khi con bạn làm diều gì đó không nên,
đơn giản là bạn hãy nói: KHÔNG! Luôn giữ quan điểm như thế cho
tới khi con hiểu được. Dù sẽ mất nhiều sự kiên nhẫn và một khoảng
thời gian dài dạy bé hiểu điều đó; nhưng biết kiên trì với nguyên tắc
này, áp dụng nghiêm túc với trẻ, bạn có thể yên tâm rằng mình sẽ
thực thi các nguyên tắc kỷ luật dễ dàng cũng như hiệu quả hơn nhiều
khi bé lớn lên.
Cho tất cả các ông bố bà mẹ - những người đang nghĩ rằng con
mình thật ngộ nghĩnh khi mới biết đi mà làm những điều giống như
người lớn khi bé không nghe lời (kiên quyết nói Không liên tục,
chống lại một cách bướng bỉnh các chỉ dẫn của ông bà, dì chú...)...:
Bạn sẽ sớm cần thay đổi cách suy nghĩ của mình bởi khi bé trưởng
thành bạn sẽ chỉ thấy một đứa con bướng bỉnh. Vậy, đừng để bé đi
lệch hướng từ đầu. Thay vì đó, hãy sử dụng ngay nguyên tắc áp
dụng kỷ luật từ khi con chập chững biết đi, sử dụng nhất quán, về lâu
dài bạn sẽ nhận ra lợi ích to lớn của việc này.