Danh mục

Trẻ ăn uống tốt sao không khoẻ?

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 181.42 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trẻ ăn uống tốt sao không khoẻ? Trong thăm khám dinh dưỡng, các bác sĩ vẫn thường nhận được những thắc mắc mang đầy lo lắng của các bà mẹ: tại sao đã cho con ăn uống đầy đủ, các cháu phát triển bình thường nhưng lại hay quấy khóc về đêm, rụng tóc, khô móng, có trẻ ra mồ hôi trộm, da không mịn màng như trẻ khác?Những trẻ không bị suy dinh dưỡng, cân nặng bình thường vẫn có nguy cơ bị thiếu vitamin. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trẻ ăn uống tốt sao không khoẻ? Trẻ ăn uống tốt sao không khoẻ?Trong thăm khám dinh dưỡng, các bác sĩ vẫn thườngnhận được những thắc mắc mang đầy lo lắng của cácbà mẹ: tại sao đã cho con ăn uống đầy đủ, các cháuphát triển bình thường nhưng lại hay quấy khóc vềđêm, rụng tóc, khô móng, có trẻ ra mồ hôi trộm, dakhông mịn màng như trẻ khác?Những trẻ không bị suy dinh dưỡng, cân nặng bìnhthường vẫn có nguy cơ bị thiếu vitamin.Thủ phạm là do thiếu vitaminĐa phần nguyên nhân của tình trạng trên chính là dotrẻ bị thiếu vitamin, cụ thể thiếu vitamin D dẫn đếnthiếu canxi nên trẻ tuy ăn uống đầy đủ, tăng cân bìnhthường nhưng vẫn rối loạn giấc ngủ, quấy khóc vềđêm, ra nhiều mồ hôi…Thậm chí, có trẻ bụ bẫm nhưng vẫn còi xương dovitamin D rất ít trong thức ăn, chỉ một ít trong dầugan cá, lòng đỏ trứng, ngay cả trong sữa mẹ, hàmlượng vitamin D cũng rất thấp.Các loại vitamin khác cũng vậy, nhất là vitaminnhóm B và vitamin C cũng rất dễ bị thiếu do trongquá trình nấu nướng, bảo quản thực phẩm, trẻ hay ănnhững thực phẩm đóng hộp, những thực phẩm chếbiến sẵn.Trong các loại vitamin thì vitamin B1 và vitamin Cdễ bị phá huỷ nhất, cho nên dù trẻ vẫn lên cân bìnhthường do được cung cấp đủ năng lượng nhưng vẫncó thể bị thiếu vitamin, ngay cả những trẻ béo phìcũng thiếu vitamin bởi chế độ ăn không cân đối: ănnhiều chất ngọt, chất béo, ít rau xanh và trái cây chín.Ngoài ra, còn phụ thuộc vào hấp thu chuyển hoá, cơđịa từng trẻ.Dấu hiệu giúp phát hiện sớmNhững trẻ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, còi cọc…đương nhiên thiếu vitamin. Ngoài ra, trẻ còn bị thiếunhiều chất dinh dưỡng khác như chất đạm, chất béo,chất bột đường và các khoáng chất.Với những trẻ không bị suy dinh dưỡng, cân nặngbình thường nhưng nếu phát hiện các dấu hiệu sau thìcũng có thể bị thiếu vitamin: ngủ không ngon giấc,quấy khóc, thần kinh dễ kích thích, tóc rụng, tóc khô,cứng, dựng ngược; da và niêm mạc biến đổi (khô,xanh, mất độ sáng, viêm da, niêm mạc nhợt, xuấthuyết bầm tím dưới da, viêm loét niêm mạc miệng,lưỡi đỏ, có vết loét, hay chảy máu chân răng, chậmliền sẹo); móng chân, móng tay khô, dễ gãy, sần sùi,trắng bệch, xước móng; giảm cảm giác ăn ngon(biếng ăn, ăn ít); bớt vui vẻ, giảm khả năng tập trung,dễ tổn thương và tăng phản ứng với stress.Làm gì để phòng ngừa?Vitamin, hay còn gọi vi chất dinh dưỡng, cơ thể chỉcần một lượng rất nhỏ nhưng lại có vai trò quan trọngvới sức khoẻ: thiếu vitamin A, gây khô mắt có thểdẫn đến mù loà, làm giảm sức đề kháng, giảm khảnăng đáp ứng miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễmtrùng đường hô hấp và tiêu hoá; thiếu vitamin D dẫnđến còi xương, loãng xương; thiếu vitamin B1 dẫnđến tê phù, thiếu vitamin B12 dẫn đến thiếu máu dinhdưỡng; thiếu vitamin C gây chảy máu xuất huyếtdưới da…Cho đến nay, khoa học đã phát hiện có tới vài chụcloại vitamin khác nhau và chia thành hai nhóm lớn:vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K…) có đặctính chỉ tan trong dầu mỡ, nếu chế độ ăn thiếu dầumỡ sẽ thiếu các vitamin này, nhưng nếu dùng nhiềuquá lại ngộ độc vì các loại vitamin này không thải trừhàng ngày qua nước tiểu mà tích lại trong gan;vitamin tan trong nước (vitamin nhóm B, vitamin C)thải trừ qua nước tiểu hàng ngày nên nguy cơ ngộđộc thấp hơn.Chế độ ăn hàng ngày của trẻ có thể đảm bảo đủvitamin và khoáng chất cần thiết nếu thực đơn luôncó đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng: bột đường (cótrong gạo, mì, ngô, khoai); chất đạm (có trong thịt,cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu đỗ…); chất béo (cótrong dầu ăn và mỡ động vật); vitamin, chất khoángvà chất xơ (có trong các loại rau xanh, quả chín),đồng thời trẻ phải không bị rối loạn tiêu hoá hấp thu.Trong trường hợp trẻ bị bệnh hoặc có các dấu hiệuthiếu vitamin, có thể bổ sung dưới dạng thuốc hoặcthực phẩm chức năng. Song cũng chỉ nên uống từngđợt chứ không nên dùng triền miên. Nên tham khảo ýkiến thầy thuốc vì thừa vitamin cũng gây nhiều hậuquả nghiêm trọng. Bổ sung vitamin từ thực phẩm vẫnlà an toàn nhất, còn bổ sung bằng thuốc có thể ngộđộc, nhất là các loại vitamin tan trong dầu. ...

Tài liệu được xem nhiều: