Thông tin tài liệu:
Co giật gây ra do sự phóng điện bất thường trong não. Co giật có thể là hậu quả của: sốt hạ đường máu, nhiễm trùng, chấn thương vùng đầu, ngộ độc, dùng thuốc quá liều. Co giật còn có thể do động kinh, u não hoặc do các bất thường về thần kinh khác. Co giật do sốt cao Thường xảy ra ở trẻ dưới năm tuổi khi cháu bị sốt quá cao, thường từ 39oC trở lên. Trẻ thường co giật toàn thân và không bao giờ kéo dài quá 15 phút. Để ý rằng trẻ phát...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trẻ bị co giật và cách xử trí Trẻ bị co giật và cách xử tríCo giật gây ra do sự phóngđiện bất thường trong não. Cogiật có thể là hậu quả của: sốthạ đường máu, nhiễm trùng,chấn thương vùng đầu, ngộđộc, dùng thuốc quá liều. Cogiật còn có thể do động kinh, unão hoặc do các bất thường vềthần kinh khác.Co giật do sốt caoThường xảy ra ở trẻ dưới năm tuổi khi cháu bị sốtquá cao, thường từ 39oC trở lên. Trẻ thường co giậttoàn thân và không bao giờ kéo dài quá 15 phút. Để ýrằng trẻ phát triển bình thường và không có tiền sửcá nhân hoặc gia đình về co giật ngoại trừ khi có sốt.Cơn co giật thường làm cho các bậc cha mẹ sợ hãinhưng thường hiếm khi để lại di chứng ( 98% trẻ cogiật do sốt cao không có di chứng), kể cả động kinhtrừ phi cơn sốt này đi kèm với những bệnh nghiêmtrọng như viêm màng não mủ.Làm gì khi trẻ bị co giật?Khi con bạn bị co giật, cần đặt trẻ bị co giật lên trênsàn nhà hoặc một nền cứng an toàn. Dời tất cả đồ vậtở bên cạnh đi chỗ khác. Nới lỏng quần áo ở quanhđầu và cổ. Không nên cố dùng bất cứ vật gì để mởmiệng trẻ và cũng không nên chêm vật gì vào giữahai hàm răng của cháu, Càng không nên cố ngăn sựco giật bằng cách giữ chặt cháu.Gọi hoặc đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu thấy cónhững biểu hiện: Khó thở Xanh tái Bị chấn thương vùng đầu Trông có vẻ ốm nặng Có bệnh tim trước đó Nghi ngờ trẻ bị nhiễm độc, hoặc đã dùng thuốc Nếu bạn cảm thấy lo lắng về bất cứ điều gì Nếu con bạn chưa từng bị co giật trước đây, Bạn cần đến cấp cứu ngay lập tức. Đối với trẻ có tiền sử co giật, Cần gọi cấp cứu hoặc nên đưa cháu đén bệnh viện khi cơn co giật kéo dài hơn năm phút, hoặc cơnSau cơn co giật khác với những lần trước.giật, đừng cốđánh thức trẻ, Sau cơn co giật, trẻ thường rơi vàonhưng theo giấc ngủ sâu. Điều này là bình thườngdõi trẻ cẩn và đừng cố đánh thức trẻ, nhưng nhớthận. Ảnh: theo dõi trẻ cẩn thận (theo dõi nhịp thởinmagine.com. , màu sắc da, vẻ mặt). Không nên cố cho trẻ ăn hoặc uống cho đến lúc trẻthức dậy và tỉnh táo. Đối với những trẻ có tiền sử cogiật do sốt cao, cho trẻ dùng thuốc hạ sốt ngay lậptức. Nhớ theo dõi sát thân nhiệt của trẻ lúc sốt và chodùng thuốc hạ sốt kịp thời để tránh co giật tái phát.Lau nhẹ trẻ bằng miếng bọt biển với nước ấm để gópphần làm hạ nhiệt. Không nên dùng thuốc an thần đểđề phòng co giật do sốt cao trừ phi có chỉ định củabác sỹ cho những trẻ thường xuyên tái phát.Sau cơn co giật, đặc biệt là đối với những trẻ bị lầnđầu hoặc đối với những cơn co giật không rõ nguyênnhân, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ. Trong thờiđiểm này, con bạn cần được bác sỹ đánh giá càngsớm càng tốt. Hơn nữa, cần cho trẻ đo điện não đồsau 6 tháng để chắc chắn rằng cháu không bị độngkinh và không có sóng điện não bất thường.