Danh mục

Trẻ biết cãi mới... ngoan?

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.12 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cụm từ “gọi dạ bảo vâng” chỉ nên phát huy tác dụng trong những cư xử nói năng hàng ngày. Còn trong giáo dục, cần có những thay đổi mang tính căn bản và quyết liệt từ gia đình đến nhà trường để tạo ra những thế hệ học trò không chỉ biết nghe lời.Khi còn nhỏ, tôi luôn được bố mẹ dặn đi dặn lại là nếu người lớn gọi phải lễ phép thưa “dạ”, người lớn nói gì phải lễ phép xin “vâng”. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trẻ biết "cãi" mới... ngoan? Trẻ biết cãi mới... ngoan?Cụm từ “gọi dạ bảo vâng” chỉ nên phát huy tác dụngtrong những cư xử nói năng hàng ngày. Còn tronggiáo dục, cần có những thay đổi mang tính căn bảnvà quyết liệt từ gia đình đến nhà trường để tạo ranhững thế hệ học trò không chỉ biết nghe lời.Khi còn nhỏ, tôi luôn được bố mẹ dặn đi dặn lại là nếungười lớn gọi phải lễ phép thưa “dạ”, người lớn nói gìphải lễ phép xin “vâng”. Nghe lời người lớn là một bài học quan trọng đối với trẻ nhỏ,Tuy nhiên…Nghe lời người lớn là một bài học quan trọng đối với trẻnhỏ. Tuy nhiên, sau này trưởng thành lên, khi đã đượccoi là “người lớn”, đôi lúc tôi cảm thấy điều mình nóicho bọn trẻ “vâng” chưa chắc đã thật hay, mà ngược lại,câu chuyện của chúng nhiều khi cho tôi hiểu một điều gìsâu xa lắm.Từ câu chuyện “gọi dạ bảo vâng”“Gọi dạ bảo vâng”, hay nói khác đi, là dạy cách ứng xửlễ phép với người lớn, chúng ta có cả một hệ thốngkhuôn thước từ gia đình đến nhà trường mà đứa trẻ nàokhông tuân theo chắc chắn sẽ bị coi là hư.Trên thực tế, trẻ con biết lễ độ là một điều tốt. Hơn nữa,chúng hẳn cũng sẽ dễ dạy bảo hơn, và người lớn cũng dễhài lòng khi họ có nhiều quyền hành hơn, như các cụthường hay bảo “muốn hay làm cha mà nói”.Tôi cũng quen biết nhiều gia đình được coi là gia giáo rấtthành công trong việc dạy bảo con cái họ biết nghe lời, ởnhà nghe lời cha mẹ, đến trường nghe lời thầy cô. Ngườita gọi đó là những đứa trẻ ngoan. Ngược lại, hay cãingười lớn là biểu hiện của một đứa trẻ không tốt.Tuy vậy, trong suốt quãng đời đi học của mình, khônghiểu sao, tôi luôn có ấn tượng tốt với những bạn bè “haycãi”, dám đứng lên tranh luận để bảo về ý kiến riêng, dùlà tranh luận với bạn bè hay thầy cô, hơn là những ngườigiỏi nghe, chép, học thuộc và thường đạt điểm cao hơntrong các bài kiếm tra, đơn giản vì họ nói lại đúng ý cácthầy cô nói trên lớp, đôi khi đúng từng từ, từng chữ.Tôi nhớ lần đầu tiên đi học xa nhà, bố tôi dặn đừng sốnglập dị kẻo sẽ bị mọi người ghét. Thấy người ta như thếnào thì mình như thế, không nên tỏ ra khác biệt.Sau này, tôi hiểu đó là tinh thần tập thể. Cũng vì nghĩ đếntinh thần tập thể, tôi quyết định tham gia hoạt động tìnhnguyện do nhà trường tổ chức. Và tôi thực sự bối rốikhông biết giống mọi người là như thế nào khi làm việcgiữa một nhóm các bạn sinh viên tình nguyện quốc tế,mỗi người một khác, chẳng ai giống ai, và có thể tranhluận với nhau rất thoải mái.Tôi cũng nhớ khi bắt đầu đọc các sách về viết luận tiếngAnh, tôi rất ngạc nhiên về cách người ta dạy học sinh lậpluận và bảo vệ ý kiến của mình.Các câu hỏi được đưa ra rất phong phú, từ những chuyệngần gũi như người viết thích đi ô tô hay tàu hỏa đếnnhững chuyện lớn hơn như chính phủ nên dùng tiền đểđầu tư vào cơ sở hạ tầng hay phúc lợi xã hội, hoặc khoahọc xã hội nhân văn hay khoa học tự nhiên quan trọnghơn…Người ta không quan tâm học sinh lựa chọn cách nào,không có đúng hay sai, mà vấn đề là cách chúng đưa rachính kiến và lý do để bảo vệ chính kiến đó.Đến tư duy phản biệnNgày nay, người ta nói nhiều về phản biện xã hội. Cácnhà trường cũng khuyến khích học sinh, sinh viên phảnbiện nhiều hơn. Nhưng nhắc đến chuyện này, tôi lại nhớtới lớp tôi thời đại học.Lớp rất thích các giờ tranh luận vì một vài nói rất nhiềuđể các bạn khác có thời gian tranh thủ ngủ. Có đôi khi,nếu tôi nhớ không nhầm, lớp chúng tôi còn thích nghethầy cô mắng, vì như thế chúng tôi sẽ chỉ việc ngồi nghe,gật gù, nhưng không phải học.Nhìn chung, tôi luôn cảm thấy một sự khác biệt rất rõ rệtgiữa hình thức và hiệu quả thực sự trong các nhà trườngcủa chúng ta.Chúng ta kêu gọi nhau phản biện, nhưng luôn dạy con trẻrăm rắp nghe lời, thậm chí áp đặt chúng những bài họcrập khuôn, thiếu tính sáng tạo.Chúng ta bao bọc con trẻ, dạy chúng điều hay lẽ phải,nhưng không hề chuẩn bị cho chúng một lối tư duy độclập, không hề chú trọng phát triển cá nhân để chúng đủsức đương đầu với những thử thách của cuộc sống trongtương lai.Trong cách cư xử hàng ngày, “gọi dạ bảo vâng” là mộtcách để con trẻ bày tỏ sự kính trọng, lễ độ trước ngườilớn. Đó là một bài học cần thiết. Nhưng nếu áp dụng bàihọc này sâu hơn, theo kiểu “Cá không ăn muối cá ươn.Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”, dạy trẻ luôn luônnghe lời cha mẹ, thầy cô để trở thành những “con ngoantrò giỏi” mà không cần có suy nghĩ, quan điểm riêng,không dám suy nghĩ, hành động khác với những thế hệtrước lại là một câu chuyện khác.Rồi chúng ta sẽ lại có thêm những thế hệ giỏi ghi chép vàbắt chước, nhưng thiếu một cách trầm trọng cá tính riêngvà đầu óc sáng tạo.Người Nhật có một bộ truyện tranh cho trẻ em nổi tiếngthế giới là Doremon. Tôi mê bộ truyện ấy từ nhỏ và chođến tận bây giờ. Là vì những câu chuyện của trẻ nhỏ đôilúc rất đáng để người ta ngẫm nghĩ.Tôi nhớ một mẩu chuyện trong một tuyển tập Doremontôi đã đọc rất lâu về những cái nắp chai.Một lần, nhân vật chính là Nobita rất ấm ức vì cậu ...

Tài liệu được xem nhiều: