Trẻ chậm tăng cân
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 128.11 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tình trạng chậm tăng cân hay tăng cân không đúng lứa tuổi thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, là mối lo không nhỏ của các bà mẹ.
Khám, tư vấn dinh dưỡng cho trẻ dưới 3 tuổi - Ảnh: L.Châu Theo BS Nghiêm Nguyệt Thu (Viện Dinh dưỡng), dưới 3 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm, mọc răng và cơ thể có nhiều thay đổi ảnh hưởng đến thói quen ăn uống, nên hay gặp biếng ăn ở lứa tuổi này...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trẻ chậm tăng cân Trẻ chậm tăng cân Tình trạng chậm tăng cân hay tăng cân không đúng lứa tuổi thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, là mối lo không nhỏ của các bà mẹ. Khám, tư vấn dinh dưỡng cho trẻ dưới 3 tuổi - Ảnh: L.Châu Theo BS Nghiêm Nguyệt Thu (Viện Dinh dưỡng), dưới 3 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm, mọc răng và cơ thể có nhiều thay đổi ảnh hưởng đến thói quen ăn uống, nên hay gặp biếng ăn ở lứa tuổi này. Chậm tăng cân ở các bé có một số nguyên nhân, trong đó nhiều trường hợp do chế biến thức ăn chưa phù hợp, mà đáng lưu ý là khá nhiều trẻ được ăn đủ đạm, rau xanh nhưng lại thiếu chất béo trong khẩu phần ăn. BSThu cho hay, các bé cần ăn đủ lượng chất đạm, bột, béo. Chất béo rất cần cho cơ thể vì nó cung cấp năng lượng và là thành phần tạo nên tế bào, bên cạnh đó còn đóng nhiều vai trò quan trọng khác. Khẩu phần ăn không cân đối, trong đó nhiều trường hợp cho trẻ ăn quá nhiều đạm thịt gây khó khăn cho việc hấp thu cũng là nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân. Có trường hợp bé trai mới 7-8 tháng tuổi mà mẹ xay đến 100 gr thịt mỗi ngày cho ăn, khiến cơ thể quá tải, không hấp thu được nên tác dụng ngược lại, thay vì khỏe mạnh vì được “tẩm bổ” thì bé lại không thể lên cân. Trong khi đó, rau xanh là chất xơ hỗ trợ cho tiêu hóa thức ăn lại bị thiếu so với nhu cầu. BS Nguyệt Thu cũng lưu ý thêm, việc bao bọc trẻ, hoặc chỉ “nhốt” trẻ trong phòng, hạn chế vận động của trẻ để dễ trông coi cũng có ảnh hưởng đến sự ngon miệng ở trẻ. Vì khi vận động, vui chơi sẽ giúp cho trẻ khỏe mạnh cũng như giúp tiêu hao năng lượng, chính là cơ chế gây đói rất tự nhiên giúp cho bữa ăn được ngon miệng hơn. Theo BS Nguyệt Thu, một số bệnh lý mà trẻ hay mắc phải như tiêu chảy, viêm đường hô hấp cũng là nguyên nhân khiến trẻ sụt cân. Trong trường hợp này phải điều trị bệnh và giữ sức khỏe cho trẻ, kết hợp với dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ bình phục và tăng cân. Ngoài ra, cũng có những trường hợp trẻ ăn được nhưng vẫn chậm tăng cân là do cơ thể kém hấp thu. Trong trường hợp này trẻ cần được khám thêm chuyên khoa tiêu hóa nhi, làm một số xét nghiệm để xác định rõ nguyên nhân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trẻ chậm tăng cân Trẻ chậm tăng cân Tình trạng chậm tăng cân hay tăng cân không đúng lứa tuổi thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, là mối lo không nhỏ của các bà mẹ. Khám, tư vấn dinh dưỡng cho trẻ dưới 3 tuổi - Ảnh: L.Châu Theo BS Nghiêm Nguyệt Thu (Viện Dinh dưỡng), dưới 3 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm, mọc răng và cơ thể có nhiều thay đổi ảnh hưởng đến thói quen ăn uống, nên hay gặp biếng ăn ở lứa tuổi này. Chậm tăng cân ở các bé có một số nguyên nhân, trong đó nhiều trường hợp do chế biến thức ăn chưa phù hợp, mà đáng lưu ý là khá nhiều trẻ được ăn đủ đạm, rau xanh nhưng lại thiếu chất béo trong khẩu phần ăn. BSThu cho hay, các bé cần ăn đủ lượng chất đạm, bột, béo. Chất béo rất cần cho cơ thể vì nó cung cấp năng lượng và là thành phần tạo nên tế bào, bên cạnh đó còn đóng nhiều vai trò quan trọng khác. Khẩu phần ăn không cân đối, trong đó nhiều trường hợp cho trẻ ăn quá nhiều đạm thịt gây khó khăn cho việc hấp thu cũng là nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân. Có trường hợp bé trai mới 7-8 tháng tuổi mà mẹ xay đến 100 gr thịt mỗi ngày cho ăn, khiến cơ thể quá tải, không hấp thu được nên tác dụng ngược lại, thay vì khỏe mạnh vì được “tẩm bổ” thì bé lại không thể lên cân. Trong khi đó, rau xanh là chất xơ hỗ trợ cho tiêu hóa thức ăn lại bị thiếu so với nhu cầu. BS Nguyệt Thu cũng lưu ý thêm, việc bao bọc trẻ, hoặc chỉ “nhốt” trẻ trong phòng, hạn chế vận động của trẻ để dễ trông coi cũng có ảnh hưởng đến sự ngon miệng ở trẻ. Vì khi vận động, vui chơi sẽ giúp cho trẻ khỏe mạnh cũng như giúp tiêu hao năng lượng, chính là cơ chế gây đói rất tự nhiên giúp cho bữa ăn được ngon miệng hơn. Theo BS Nguyệt Thu, một số bệnh lý mà trẻ hay mắc phải như tiêu chảy, viêm đường hô hấp cũng là nguyên nhân khiến trẻ sụt cân. Trong trường hợp này phải điều trị bệnh và giữ sức khỏe cho trẻ, kết hợp với dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ bình phục và tăng cân. Ngoài ra, cũng có những trường hợp trẻ ăn được nhưng vẫn chậm tăng cân là do cơ thể kém hấp thu. Trong trường hợp này trẻ cần được khám thêm chuyên khoa tiêu hóa nhi, làm một số xét nghiệm để xác định rõ nguyên nhân.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bệnh hay gặp ở trẻ em dinh dưỡng trẻ em thực phẩm cho trẻ em chăm sóc sức khỏe trẻ em bảo vệ sức khoẻ trẻ em biện pháp phòng và trị bệnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp phát hiện sớm tật ở mắt ở trẻ
5 trang 171 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa - ĐH Y Dược
139 trang 93 0 0 -
7 trang 73 0 0
-
Giáo trình Dinh dưỡng trẻ em (in lần thứ sáu): Phần 1
100 trang 48 0 0 -
4 trang 47 0 0
-
4 trang 44 0 0
-
Giáo trình Nhi khoa (Tập 1): Phần 1
50 trang 43 0 0 -
Giáo trình Vệ sinh - Dinh dưỡng (tái bản lần thứ ba): Phần 2
151 trang 42 0 0 -
Giáo trình Lí thuyết dinh dưỡng: Phần 2
74 trang 37 0 0 -
Khi nào nên tập cho bé đánh răng
3 trang 36 0 0