Thông tin tài liệu:
Khi thấy trẻ đi tiêu ra máu, cần theo dõi phân của trẻ để sớm phát hiện ra nguyên nhân và có cách chữa trị cho trẻ. Vì đây là hiện tượng bất thường về tình trạng tiêu hóa ở trẻ. Nếu đi tiêu ra máu tươi thì trước hết nên nghĩ đến lồng ruột cấp ở trẻ còn bú, chủ yếu là trẻ từ 4 đến 8 tháng tuổi. Lồng ruột thường xuất hiện trên những trẻ bụ bẫm, bú khỏe, chơi ngoan, đột nhiên khóc thét từng cơn, bỏ bú, nôn ra sữa rồi tiêu ra máu....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trẻ đi tiêu ra máu Trẻ đi tiêu ra máuKhi thấy trẻ đi tiêu ra máu, cần theo dõi phân của trẻđể sớm phát hiện ra nguyên nhân và có cách chữa trịcho trẻ. Vì đây là hiện tượng bất thường về tình trạngtiêu hóa ở trẻ.Nếu đi tiêu ra máu tươi thì trước hết nên nghĩ đến lồng ruộtcấp ở trẻ còn bú, chủ yếu là trẻ từ 4 đến 8 tháng tuổi. Lồngruột thường xuất hiện trên những trẻ bụ bẫm, bú khỏe, chơingoan, đột nhiên khóc thét từng cơn, bỏ bú, nôn ra sữa rồitiêu ra máu.Nếu là phân có máu lẫn mũi thì phần lớn là do lỵ. Bệnh lỵtrực khẩn thường xảy ra cấp diễn: trẻ hay sốt cao, tiêu chảynhiều lần, phân lỏng, có máu lẫn mũi và dễ dẫn đến bịnhiễm độc. Nếu là lỵ a-míp thì thường dai dẳng tái phát,phân ít, lỏng nhưng nhiều máu và mũi. Trẻ đi tiêu thườngphải rặn.Trường hợp trẻ đi tiêu có phân màu đen, tức là máu chảy ởdạ dày hay ruột non thì có khả năng là một trường hợp loétdạ dày hay tá tràng, hoặc một loại bệnh dị ứng. Nguy hiểmhơn nữa là trường hợp chảy máu đường mật.Những nguyên nhân khác có thể làm đi tiêu ra máu như nưthậu môn, pô-lýp trong ruột.Những trường hợp trẻ đi tiêu ra máu có kèm theo mũi hoặcđi tiêu có phân màu đen đều cần được theo dõi và đưa đếnbác sĩ khám và chữa bệnh.