Danh mục

Trẻ em có được dùng nhân sâm?

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 115.87 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhiều người cho rằng nhân sâm là thứ thuốc bổ và mát bởi thế dùng cho trẻ làrất hợp lý vì chúng đang ở thời kỳ cần bồi bổ để phát triển và hay bị lâm vào tình trạng“nhiệt” biểu hiện bằng các triệu chứng như rôm sẩy, mụn nhọt... Thậm chí có người cứmùa hè đến là lại dùng thường xuyên các loại trà sâm cho trẻ với mục đích “bổ hưthanh nhiệt”. Nhưng cũng không ít người cho rằng nhân sâm là thứ đại bổ vì thế khôngnên dùng cho trẻ, sợ sinh biến chứng và để lại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trẻ em có được dùng nhân sâm? Nguồn: vietgioitinh.net Trẻ em có được dùng nhân sâm? Nhiều người cho rằng nhân sâm là thứ thuốc bổ và mát bởi thế dùng cho trẻ làrất hợp lý vì chúng đang ở thời kỳ cần bồi bổ để phát triển và hay bị lâm vào tình trạng“nhiệt” biểu hiện bằng các triệu chứng như rôm sẩy, mụn nhọt... Thậm chí có người cứmùa hè đến là lại dùng thường xuyên các loại trà sâm cho trẻ với mục đích “bổ hưthanh nhiệt”. Nhưng cũng không ít người cho rằng nhân sâm là thứ đại bổ vì thế khôngnên dùng cho trẻ, sợ sinh biến chứng và để lại hậu quả không tốt cho sự phát dục saunày. Nhân sâm. Kỳ thực, cả hai quan niệm trên đều không đúng và mang nặng tính cực đoan.Trước hết phải khẳng định ngay rằng: nhân sâm có thể dùng cho bất cứ lứa tuổi nào,nhưng vấn đề là ở chỗ phải trả lời chính xác hai câu hỏi: dùng khi nào và dùng như thếnào? Trong y học cổ truyền, các vị thuốc có công dụng bổ dưỡng không ít, trong đócó nhiều thứ nổi tiếng như nhân sâm, nhung hươu, đông trùng hạ thảo, cao hổ cốt, thụcđịa, đương quy... Nhưng, như cổ nhân đã nói: “dược tính giai thiên”, có nghĩa là thuốcy học cổ truyền nói chung và thuốc bổ dưỡng nói riêng dều mang tính thiên lệch, cóthứ thiên hàn, có thứ thiên nhiệt, có thứ bổ âm, có thứ bổ dương, bổ khí, bổ huyết khácnhau. Vậy nên, trong quá trình chẩn trị, người thầy thuốc y học cổ truyền trên cơ sởnắm vững tính vị của từng vị thuốc phải biết lựa chọn, phối hợp một cách khôn khéovà hợp lý để đạt được mục đích lấy cái thiên lệch của dược liệu mà điều chỉnh cáithiên lệch trong cơ thể con người nhằm lập lại cân bằng âm dương, khí huyết. Tùy theo tính chất của từng loại dược liệu, y học cổ truyền phân chia thuốc bổthành 4 nhóm chính: bổ khí, bổ huyết, bổ âm và bổ dương để sử dụng tương ứng cho 4hội chứng bệnh lý chủ yếu là khí hư, huyết hư, âm hư và dương hư. Nguyên tắc chungtrong sử dụng thuốc y học cổ truyền nói chung và thuốc bổ Đông y nói riêng là “hư thìbổ, thực thì tả”, chỉ có những người thể chất hư nhược hoặc mắc các chứng bệnh thuộcthể hư nhược mới được dùng các thuốc bổ dưỡng. Nếu không hư mà bổ thì chẳngnhững tốn tiền vô ích mà thậm chí còn làm phát sinh các rối loạn bệnh lý không đángcó. Hơn nữa, thuốc bổ khí và bổ dương thường có tính ôn nhiệt, nếu dùng không đúngdễ gây thương tổn âm dịch; thuốc bổ huyết và bổ âm thường có tính hàn lương, nếudùng không đúng có thể làm tổn thương dương khí. Kết quả đều dẫn đến làm mất cânbằng âm dương, tạo cơ hội cho các quá trình bệnh lý phát sinh và phát triển. Nhân sâm là một vị thuốc có công dụng đại bổ nguyên khí, được dùng trong yhọc cổ truyền từ hàng nghìn năm nay. Trong nhi khoa Đông y, nhiều chứng bệnh rấtcần dùng nhân sâm nói riêng và các loại sâm khác nói chung như đẳng sâm, cát lâmsâm, tây dương sâm, thái tử sâm... Ví dụ, khi trẻ bị mắc chứng cam tích (y học hiện đạigọi là bệnh suy dinh dưỡng) ở thể tỳ vị hư nhược thì phương pháp điều trị phải bổ khí,kiện tỳ, ích vị và bài thuốc thường dùng có tên là “Sâm linh bạch truật tán”, trongthành phần có nhân sâm hoặc đẳng sâm thay thế; khi trẻ bị mắc chứng huyết hư (tìnhtrạng thiếu máu, suy nhược cơ thể thường gặp trong giai đoạn hồi phục sau khi mắccác bệnh lý nội ngoại khoa) ở thể “Khí huyết bất túc” thì phương pháp điều trị phải bổkhí, dưỡng huyết và bài thuốc thường dùng có tên là “Bát trân thang” hoặc “Nhân sâmdưỡng vinh thang” trong thành phần bài thuốc cũng có nhân sâm hoặc một loại sâmkhác thay thế. Bởi vậy, đối với trẻ em nhân sâm có thể và cũng rất cần dùng khi yêucầu trị liệu đặt ra. Tuy nhiên, như trên đã phân tích, nếu trẻ em thể chất khỏe mạnh, phát triểnbình thường, không bị mắc các bệnh lý thuộc hư chứng thì nhất thiết không cần dùngthuốc bổ nói chung và nhân sâm nói riêng. Nếu cần dùng thì trẻ phải được thầy thuốcchuyên khoa khám xét toàn diện để xác định chẩn đoán chính xác và xem bệnh lý củatrẻ thuộc thể loại bệnh lý nào, từ đó mới lựa chọn thuốc bổ cho phù hợp. Chỉ có bệnhlý thuộc thể khí hư mới cần dùng thuốc bổ khí, trong đó có nhân sâm nói riêng và cácloại sâm nói chung. Và không chỉ với nhân sâm mà tất cả các thuốc bổ Đông y khácnhư nhung hươu, cao hổ cốt, đương quy, kỷ tử, hoàng kỳ, thục địa... cũng phải tuânthu triệt để nguyên tắc này. ...

Tài liệu được xem nhiều: