Danh mục

Trẻ em dễ bị tai biến do thuốc – Tại sao

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.41 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cơ thể trẻ em, nhất là trẻ nhỏ có những đặc điểm khác người lớn. Vì vậy khi sử dụng thuốc cho trẻ em, các thầy thuốc và các bậc cha mẹ cần lưu ý để tránh những phản ứng có hại của thuốc có thể xảy ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trẻ em dễ bị tai biến do thuốc – Tại saoTrẻ em dễ bị tai biến do thuốc – Tại sao?Cơ thể trẻ em, nhất là trẻ nhỏ có những đặc điểmkhác người lớn. Vì vậy khi sử dụng thuốc cho trẻ em,các thầy thuốc và các bậc cha mẹ cần lưu ý để tránhnhững phản ứng có hại của thuốc có thể xảy ra.Cần chọn dạng thuốc thích hợp cho trẻ (googleimage)Trẻ em không phải người lớn thu nhỏTrước hết, các bậc cha mẹ cần biết một số đặc điểmsinh học chủ yếu của cơ thể trẻ em có liên quan đếnquá trình hấp thu, chuyển hóa và bài tiết thuốc.Trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non với hệ thống men (enzym) ởgan chưa chín muồi (gan là nơi thuốc bị phân giải vàkhử độc), nồng độ protein trong máu thấp không đủđể liên kết với thuốc và chức năng thận chưa hoànchỉnh (là nơi hầu hết các thuốc được đào thải) làmcho trẻ rất dễ bị phương hại bởi các tác dụng xấu củathuốc. Ngoài giai đoạn sơ sinh, nhiều thuốc bị chuyểnhóa nhanh ở gan nên cần dùng với liều cao hơn và ởnhững khoảng cách ngắn hơn. Điều này đặc biệt quantrọng trong việc sử dụng các thuốc giảm đau.Do đó, đối với trẻ nhỏ, chỉ sử dụng thuốc khi thật sựcần thiết vì ở những trẻ sơ sinh đẻ non hay đủ thángcác enzym khử độc còn đang thiếu, chức năng đàothải của thận cũng yếu, hàng rào máu – não và khảnăng liên kết với protein trong máu cũng rất thay đổi.Ngoài ra, liều lượng thuốc ở trẻ sơ sinh chưa đượcxác lập chính xác như ở trẻ lớn.Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có khả năng hấp thu thuốc quada rất lớn đặc biệt ở vùng bẹn hoặc mặt (do da trẻ emvô cùng mỏng, hàng rào biểu mô chưa trưởng thành,hơn nữa, diện tích bề mặt so với trọng lượng cơ thểtrẻ lớn) nên những thuốc bôi ngoài dễ bị kích ứnghoặc dị ứng, có thể có tác dụng toàn thân gây độc. Vìvậy, với trẻ dưới 2 tuổi không nên bôi, xoa các loạitinh dầu lên da của trẻ đặc biệt là vùng mũi (gây ngạthô hấp vì thuốc hấp thu rất nhanh qua da trẻ). Nếubôi thuốc mà băng lại khả năng hấp thu thuốc qua datăng và có thể gây độc. Ví dụ, các bà mẹ hay bôithuốc corticoid khi con bị hăm, sau đó mặc bỉm rangoài sẽ làm tăng hấp thu thuốc, trẻ có thể bị tácdụng phụ toàn thân.Cơ thể trẻ em lượng nước chiếm tới 80%. Vì thế khibị ốm, đặc biệt là tiêu chảy, cơ thể mất nước trẻ sútcân rất nhanh. Những thuốc tan trong nước có thểtích phân bố rất rộng nên rất nhiều thuốc ở trẻ em khitính theo cân nặng phải dùng liều cao hơn người lớnthì mới đủ liều (vì nước làm cho thuốc phân tán và íttác dụng). Ở trẻ em (nhất là trẻ sơ sinh) do lượngnước nhiều, ít cơ bắp vì thế không nên dùng thuốccho trẻ em theo đường tiêm bắp, cho đến một tuổi,đường tiêm cho trẻ em tốt nhất vẫn là tĩnh mạch.Chức năng gan và thận của trẻ chưa hoàn chỉnh nênthải trừ thuốc chậm và thuốc có thể bị tích lũy trongcơ thể dẫn đến gây độc.Nguyên nhân dẫn tới các tai biến do dùng thuốc ởtrẻ em?Nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu hiểu biết củangười lớn. Một số gia đình theo thói quen tự đi muathuốc điều trị khi trẻ bị bệnh đã dẫn tới tình trạng lạmdụng thuốc hoặc dùng không đúng thuốc, không đúngliều mà không biết rằng thuốc có thể gây hại cho trẻ.Các bà mẹ tự ý bỏ hay tăng liều thuốc hoặc sử dụnglại đơn thuốc cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khácdùng, thậm chí còn lấy thuốc của người lớn rồi tựphân liều cho trẻ uống… dẫn đến ngộ độc thuốc.Thuốc dạng sirô thường dùng trên lâm sàng, rất thích hợp với trẻ nhỏ. (google image)Ngoài ra, cách cất giữ thuốc không cẩn thận, để thuốcbừa bãi trong tầm với của trẻ đã trở thành nhữngnguy cơ tiềm ẩn dẫn tới các tai nạn liên quan đếnthuốc ở trẻ em. Trẻ có thể tự uống, tự bôi dẫn đếnngộ độc… Sự tương tác thuốc do dùng nhiều loạithuốc một lúc cũng gây ra ngộ độc, thậm chí làm thayđổi chức năng của gan và thận.Phòng tránh thế nào?Trước hết, các bậc cha mẹ không nên tự ý dùng thuốccho trẻ nhất là các loại thuốc độc, thuốc kháng sinh.Cần để thuốc ngoài tầm với của trẻ. Trẻ em là đốitượng đặc biệt, bởi vậy không quy từ liều thuốc củangười lớn ra dùng cho trẻ. Khi trẻ có bệnh cần đưa trẻđến các cơ sở y tế để được khám và dùng thuốc đúng.Các bác sĩ khi kê đơn thuốc cho trẻ em phải xem xétvề tuổi và cân nặng, cố gắng dùng càng ít thuốc càngtốt. Khi phải dùng nhiều thuốc cần xem xét các thuốcnày có tương tác với nhau hay không. Khi kê đơnthuốc phải ghi rõ ràng tên thuốc, liều lượng, hướngdẫn tỉ mỉ cách sử dụng cho trẻ. Đây là điều hết sứcquan trọng. Liều lượng thuốc cho trẻ thường tính theocân nặng, cần phải được điều chỉnh liều theo đặcđiểm dược động học riêng của từng thuốc, theo tuổi,tình trạng bệnh, giới tính và theo từng loại bệnh củatrẻ. Nếu không có thể dẫn đến điều trị không hiệu quảhoặc có nguy cơ nhiễm độc. Khi dùng thuốc cho trẻ,phải theo dõi chặt chẽ những phản ứng phụ của thuốcvà phải luôn có các thuốc cấp cứu để phòng ngừa cáctai biến có thể xảy ra. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sáng Theo meyeucon ...

Tài liệu được xem nhiều: