Danh mục

Trẻ em ngộ độc thuốc - Lỗi của người lớn

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 131.96 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có rất nhiều lý do dẫn tới ngộ độc thuốc ở trẻ em. Phần lớn, trẻ bị ngộ độc thuốc là do sự thiếu kiến thức và vô ý của người lớn. Khi ngộ độc, trẻ thường bị dị ứng, nặng hơn nữa là tổn thương gan, thận, sốc phản vệ, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm tới tính mạng hoặc để lại những di chứng lâu dài. Nguyên nhân gây ngộ độc thuốc ở trẻ em Ở trẻ em, nguyên nhân bị ngộ độc nói chung và ngộ độc thuốc nói riêng có rất nhiều,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trẻ em ngộ độc thuốc - Lỗi của người lớn Trẻ em ngộ độc thuốc - Lỗi của người lớnCó rất nhiều lý do dẫn tới ngộ độc thuốc ở trẻ em. Phầnlớn, trẻ bị ngộ độc thuốc là do sự thiếu kiến thức và vô ýcủa người lớn. Khi ngộ độc, trẻ thường bị dị ứng, nặnghơn nữa là tổn thương gan, thận, sốc phản vệ, nếu khôngđược cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm tới tính mạng hoặc đểlại những di chứng lâu dài.Nguyên nhân gây ngộ độc thuốc ở trẻ emỞ trẻ em, nguyên nhân bị ngộ độc nói chung và ngộ độcthuốc nói riêng có rất nhiều, nhưng chủ yếu ở đường tiêuhóa (ngoài ra còn do tiếp xúc, qua đường hô hấp, máu...),các tình huống ngộ độc chủ yếu xảy ra dưới các hình thứcsau đây:Ngộ độc không cố ý: Ngộ độc xảy ra do trẻ tự ăn, uốngthuốc do cha mẹ để không cẩn thận, thường xảy ra chủyếu ở trẻ nhỏ, chập chững biết đi (tuổi trung bình là 2,5tuổi).Ngộ độc do tự tử: Thường xảy ra ở tuổi tiền dậy thì (trên10 tuổi). Những trẻ này cần phải được khám và tư vấn vềmặt tâm lý và xã hội học.Ngộ độc do thầy thuốc gây ra: Một số trường hợp bị ngộđộc có thể do chỉ định sử dụng thuốc, liều lượng, đườngdùng, phối hợp thuốc... chưa hợp lý. Tuy vậy, cũng cónhững trường hợp ngộ độc xảy ra ngay cả khi dùng đúngliều, đúng chỉ định do cơ thể quá nhạy cảm đối với thuốc.Lạm dụng thuốc và sự thiếu hiểu biết: Nguyên nhân chủyếu dẫn tới các tai nạn thuốc ở trẻ em là do sự thiếu hiểubiết của người lớn. Các bà mẹ theo thói quen tự đi muathuốc điều trị theo kinh nghiệm của mình khi trẻ bị bệnhhoặc nghe theo lời mách bảo của những người xungquanh... đã dẫn tới tình trạng lạm dụng thuốc hoặc dùngkhông đúng thuốc, không đúng liều hoặc đúng thuốcnhưng dùng quá liều mà không biết rằng thuốc có thể gâyhại cho trẻ. Hơn nữa, tình trạng các bà mẹ tự ý bỏ haytăng liều thuốc hoặc sử dụng lại đơn thuốc cũ, lấy thuốccủa trẻ này cho trẻ khác dùng, thậm chí có người còn lấythuốc của người lớn rồi tự phân liều cho trẻ uống... dẫnđến nguy cơ ngộ độc thuốc.Ngoài ra, sự tương tác thuốc do dùng quá nhiều thuốc mộtlúc cũng gây ra ngộ độc thuốc, thậm chí làm thay đổichức năng gan, gây độc thận... trong khi trẻ vẫn ăn, chơibình thường, chỉ khi làm các xét nghiệm mới phát hiện ra.Trường hợp này người ta gọi là các tác hại khó thấy khidùng đồng thời quá nhiều thuốc. Tốt nhất chỉ nên dùng ítthuốc nhất có thể được. Phần lớn các trường hợp trẻ bị ngộ độc thuốc là do người lớn vô ý và thiếu kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ.Biện pháp phòng ngừaNgộ độc thuốc là một nguy cơ lớn ảnh hưởng đến sứckhoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ. Để phòng ngừangộ độc thuốc ở trẻ em, các bậc cha mẹ cần lưu ý các vấnđề sau:- Phải dùng thuốc theo đúng đơn của bác sĩ cho mỗi lầnkhám. Không dùng đơn thuốc trong lần khám trước hayđơn thuốc của trẻ khác hay của người lớn cho trẻ.- Thuốc nên được bảo quản cẩn thận trong lọ kín với bôngchống ẩm, nút chặt và có nhãn mác ghi tên thuốc, hạn sửdụng rõ ràng nhằm tránh hiện tượng thuốc biến chất và sửdụng nhầm thuốc.- Thuốc phải được cất giữ xa tầm trẻ với để tránh việc trẻtò mò tự ý lấy thuốc uống.- Không nên cho trẻ uống thuốc không rõ loại, không rõnguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là các loại thuốc Đông y bándạo.- Phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu phát hiện trẻ códấu hiệu bất thường sau khi uống thuốc như khó thở, mẩnngứa, hôn mê, co giật…- Trong trường hợp phát hiện trẻ tự uống thuốc với liềulượng lớn phải lấy thuốc ra từ trong miệng trẻ. Trongtrường hợp trẻ lớn (trên 5 tuổi) nên gây nôn cho trẻ nếutrẻ uống thuốc trong vòng 30 phút và trẻ trong tình trạngtỉnh hoàn toàn sau đó chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.- Đối với bác sĩ khi kê đơn thuốc nhất thiết phải xem xétvề tuổi, cân nặng. Cố gắng dùng ít nhất thuốc có thể, dùngthuốc từ thấp đến cao. Không được quan niệm là phảidùng nhiều thuốc, thuốc mới, đắt tiền mới khỏi bệnh.Dùng ít thuốc mà khỏi bệnh mới là tốt. Khi phải dùngnhiều thuốc phải xem xét các thuốc này có tương tác vớinhau hay không. Khi kê đơn thuốc phải ghi rõ ràng, rànhmạch tên thuốc, liều dùng, đặc biệt phải hướng dẫn cặn kẽcách sử dụng thuốc cho người trong gia đình biết cách sửdụng khi cho trẻ uống thuốc. Người bán thuốc khôngđược kê đơn thuốc cho bệnh nhân.Tóm lại, trẻ ngộ độc thuốc phần lớn là do sự thiếu kiếnthức và vô ý của người lớn nên về phía người nhà, giađình của trẻ cần truyền thông, giáo dục cho họ có kiếnthức trong chăm sóc sức khỏe cho trẻ và trong vấn đề sửdụng thuốc. Không được để thuốc trong tầm với của trẻ.Khi trẻ bị ốm, cần cho trẻ đi khám bệnh để có phươngpháp điều trị thích hợp. ...

Tài liệu được xem nhiều: