Danh mục

Trẻ hay lở miệng, tại sao?

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 84.88 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở độ tuổi cháu cân nặng như thế là bình thường. Cháu ăn nhiều rau quả là tốt nhưng còn một số loại thực phẩm quan trọng cho sự tăng trưởng của trẻ như chất đạm có trong thịt cá trứng sữa, các loại đậu và chất béo nên không biết cháu có được cung cấp đầy đủ năng lượng và cân bằng các chất dinh dưỡng so với nhu cầu của cháu hay không. Viêm loét miệng nói chung có nhiều nguyên nhân như stress, vi trùng, suy giảm miễn dịch, sang chấn… nhưng thường gặp là do virus...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trẻ hay lở miệng, tại sao? Trẻ hay lở miệng, tại sao?Ở độ tuổi cháu cân nặng như thế là bình thường. Cháu ăn nhiều rau quả làtốt nhưng còn một số loại thực phẩm quan trọng cho sự tăng trưởng của trẻnhư chất đạm có trong thịt cá trứng sữa, các loại đậu và chất béo nên khôngbiết cháu có được cung cấp đầy đủ năng lượng và cân bằng các chất dinhdưỡng so với nhu cầu của cháu hay không.Viêm loét miệng nói chung có nhiều nguyên nhân như stress, vi trùng, suygiảm miễn dịch, sang chấn… nhưng thường gặp là do virus và thiếu vi chấtdinh dưỡng, hoặc có thể do sự kết hợp giữa các yếu tố trên. Trường hợp củacháu thường xuyên bị viêm loét miệng tái phát có thể là dạng loét áptơ.Bệnh này thường gặp ở trẻ em và phụ nữ, các vết loét này xuất hiện nhiều ởmôi, niêm mạc miệng, lưỡi và có khi ở amiđan. Bệnh kéo dài 7-10 ngày rồitự khỏi, thường không để lại sẹo, nhưng rất hay tái phát và gây đau đớn.Tình trạng tái phát của cháu có thể có một số yếu tố thuận lợi, hay còn đượccoi là nguyên nhân từ bên trong cơ thể, như tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặcdinh dưỡng không đúng cách, dẫn đến cơ thể thiếu các vi chất dinh dưỡngnhư vitamin A, C, B2, PP, B6, B12, kẽm, protein… làm giảm sức đề khángcủa cơ thể và tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh. Bác sĩđã cho cháu uống các thuốc vitamin C, vitamin nhóm B và kẽm một đợt thìđỡ cho thấy bệnh hay tái phát ở cháu có thể liên quan đến sự thiếu hụt các vichất trên.Nếu cháu được bác sĩ chẩn đoán như trên và không có bệnh gì khác thì điềutrị giảm đau bằng thuốc mỡ bôi tại chỗ, hoặc sử dụng một số loại nước súcmiệng trong đợt cấp hoặc thuốc giảm đau toàn thân. Đồng thời đưa cháu táikhám để bác sĩ tiếp tục cho bổ sung các vi chất dinh dưỡng kể trên với liềubổ sung trong thời gian vài ba tháng mới có thể giúp cháu khỏi bệnh hoặc sẽgiảm rõ hiện tượng tái phát.Việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng với liều sinh lý theo nhu cầu của lứatuổi (không phải liều điều trị) như trên hoặc cho bổ sung từng đợt, mỗi đợt20-25 ngày mỗi tháng kết hợp với chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng trên, ngủtối và ngủ trưa đầy đủ cùng với việc vận động rèn luyện cơ thể làm tăng sứcđề kháng và vệ sinh răng miệng thường xuyên rất có lợi. Lý do là để choviệc bổ sung vi chất dinh dưỡng có hiệu quả trong trường hợp này, hoặctrường hợp có nguy cơ thiếu hụt, phải có thời gian vài tháng mới có hiệu quảvà trong quá trình bổ sung cần được bác sĩ chỉ định và theo dõi.

Tài liệu được xem nhiều: