Danh mục

Trẻ nổi loạn là do bố mẹ?

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 159.01 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bạn thắc mắc tại sao bé luôn tìm cách đối phó lại với bố mẹ, thậm chí nổi loạn khi không bằng lòng? Đừng đổ lỗi cho trẻ, bởi một phần lỗi lại từ chính bạn. Khi mẹ phải kéo theo bé Duy tới một cuộc hẹn, mẹ biết chắc rằng sẽ tới muộn. Càng giục bé bỏ đồ chơi xuống và mặc áo vào, thì bé càng chống lại bằng cách chạy đi hoặc tệ hơn là nằm ườn ra. Mẹ không chỉ lỡ cuộc hẹn, mà còn phải đối phó với một cậu con sẵn sàng nổi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trẻ nổi loạn là do bố mẹ? Trẻ nổi loạn là do bố mẹ? Bạn thắc mắc tại sao bé luôn tìm cách đối phó lại với bố mẹ, thậm chí nổi loạn khi không bằng lòng? Đừng đổ lỗi cho trẻ, bởi một phần lỗi lại từ chính bạn. Khi mẹ phải kéo theo bé Duy tới một cuộc hẹn, mẹ biết chắc rằng sẽ tới muộn. Càng giục bé bỏ đồ chơi xuống và mặc áovào, thì bé càng chống lại bằng cách chạy đi hoặc tệhơn là nằm ườn ra. Mẹ không chỉ lỡ cuộc hẹn, màcòn phải đối phó với một cậu con sẵn sàng nổi loạnnữa.Bé nghĩ khác cách bố mẹ thường ép và áp đặtĐối với các bậc cha mẹ như mẹ bé Duy, việc bắt épmột đứa trẻ đang tuổi chập chững đi phải đóng vainhư một đứa trẻ đang tuổi đi học chắc chắn là mộttrận chiến mà bạn nắm chắc phần thua. Bé Duy đâubiết được hậu quả của việc đi muộn là gì, và cũngchẳng hiểu tại sao mẹ lại cứ giục. Theo cách nhìn củacác bé, chúng chỉ quan tâm đến hiện tại mà khôngmàng tới cái gì sẽ xảy ra tiếp theo. Việc hiểu và chấpnhận sự lệch pha giữa bạn và bé sẽ giúp bạn tránhđược sự đối đầu không cần thiết.Cha mẹ nghĩ rằng, trẻ rất hiếu động, vậy phải có mộtnhịp điệu tinh thần linh hoạt. Sự thực, trẻ độ tuổi nàycó nhịp điệu sống rất chậm. Đó là vì trẻ vừa phải hoạtđộng mà lại vừa phải học mọi thứ. Thêm nữa, trẻdường như có sự tập trung chú ý dài vô tận vàonhững thứ mà nó thích, đồng thời không màng đếnnhững gì chúng không thích. Chưa hết, trẻ lại hay bịmất tập trung bất ngờ, tức là khả năng kiên nhẫn bịgiới hạn. Chúng không hiểu khi bạn nói “Đừng khóc,chúng ta sẽ xong ngay thôi”, mà chỉ thấy là việc đóvẫn đang diễn ra.Cân bằng nhịp sống của béTrẻ có nhịp điệu về thời gian thông qua sự lặp lại từcác hành vi của cha mẹ. Khi cha mẹ thức dậy vàobuổi sáng, khi cha mẹ ăn, khi cha mẹ đi làm. Trẻ cũngcó đồng hồ sinh học rất mạnh như khi chúng đói haybuồn ngủ. Mặc dù chúng ta lập ra lịch trình, nhưng trẻvẫn rất nhạy cảm với những gì đang diễn ra xungquanh chúng.Trẻ ở độ tuổi chập chững sẽ rất thất vọng khi chúngđang chơi mà bố mẹ lại kéo chúng ra một việc khác.Khi đang chơi, trẻ rất chú tâm bằng tất cả tinh thần vàcác giác quan. Nếu bạn ngắt quãng chúng tức là bạnđã ngắt quãng việc học và phát triển xã hội củachúng.Trẻ khi bị bắt buộc phải thích nghi với lịch trình củacha mẹ thường sẽ thu mình lại và trở nên mất tự tin.Khi trẻ không thể tự kiểm soát được môi trườngchúng sẽ cảm thấy cô lập và thường có những hànhđộng chống đối như vùng vẫy, giãy đạp khi ăn, khi đingủ.Hiển nhiên là có lý khi bạn biết cân bằng giữa đồnghồ sinh học của con với lịch trình của mình. Việc đầutiên là phải hiểu tính tình của con. Một số trẻ thì dễbảo, một số lại rất khó khăn để chuyển dịch trạng tháivà sẽ quấy nhặng xị lên nếu bạn cứ thúc chúng. Vìvậy hãy cố gắng điều chỉnh hoạt động theo trạng tháicủa con nếu những điều chỉnh đó không gây hại gì.Theo thời gian, dần dần điều chỉnh đồng hồ của concho hợp lý hơn.Trẻ con có khả năng biểu đạt phát ngôn hạn chế, vìthế chúng ta phải phát ngôn sự chuyển dịch trạng tháicho chúng. Ví dụ, trước khi đi 10 phút, hãy nhắc nhởchúng: “Chúng ta sẽ đi sau 10 phút nữa nhé”. Một lầnnhắc là không đủ, vậy một lúc sau lại nhắc chúng tiếpvề việc sẽ phải đi. Làm như vậy sau một thời gian,con bạn sẽ biết chủ động tham gia vào quá trìnhchuyển dịch và ít chống đối hơn.

Tài liệu được xem nhiều: