Thông tin tài liệu:
Chỉ cần một chút kích thích nóng lạnh, hoặc thay đổi sinh lý cũng có thể khiến trẻ sổ mũi, ngạt mũi… gây khó thở và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Sổ mũi kéo dài, nhất là khi có tình trạng “thò lò mũi xanh” có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Đây là bệnh nguy hiểm với trẻ vì do đặc điểm thể trạng, xoang trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trẻ sổ mũi: Phòng hơn chữa
Trẻ sổ mũi: Phòng hơn chữa
( 7:45 AM | 25/10/2011 )
Chỉ cần một chút kích thích nóng lạnh, hoặc thay
đổi sinh lý cũng có thể khiến trẻ sổ mũi, ngạt
mũi… gây khó thở và nhiều biến chứng nguy hiểm
khác.
Sổ mũi kéo dài, nhất là khi có tình trạng “thò lò mũi
xanh” có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc
quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Đây là bệnh nguy
hiểm với trẻ vì do đặc điểm thể trạng, xoang trẻ em
dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dễ dẫn đến biến chứng
nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng
huyết, viêm tai giữa.
Một vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bé phòng tránh
ngạt mũi, sổ mũi
1. Dùng tăm bông lau mũi
Dùng bông tăm lau sạch mũi bé 1 – 2 lần/ngày. Mẹ
phải lưu ý, trước khi dùng bông tăm lau sạch mũi bé,
cần phải nhúng đầu bông tăm vào một chén nước ấm
rồi mới lau cho bé. Nếu mẹ không nhúng bông tăm
trước khi lau cho bé, những mảnh bụi li ti trong bông
tăm sẽ bám vào mũi bé, làm bé khó chịu và có thể sẽ
khó thở hơn.
2. Dùng gói lá xông mũi
Mẹ có thể mua gói lá xông mũi ở hiệu thuốc bắc về
cho bé. Lúc bé thức: mẹ cho gói lá xông vào một túi
nhỏ, đeo trên ngực áo cho bé. Khi bé ngủ: mẹ có thể
đặt 2 gói lá xông vào hai cái túi vải nhỏ, đặt ở hai bên
gối của bé.
Sổ mũi, ngạt mũi là bệnh thường gặp ở trẻ khi giao
mùa. (Ảnh minh họa).
3. Dùng nước muối sinh lý
Nếu trẻ bị nghẹt nhiều, nên sử dụng dung dịch nhỏ
mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để
dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh
lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch
mũi.
Làm thông mũi 2 đến 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, chăm
sóc trẻ nghẹt mũi cũng cần tăng cường nước uống và
dinh dưỡng đầy đủ. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có ý
kiến của bác sĩ.
4. Day hai bên cánh mũi
Khi bé ngủ, mẹ kê cao gối cho bé hơn ngày thường
cho bé dễ thở. Mẹ dùng tay, day vào phần 2 cánh mũi
(nơi giao nhau của gốc mũi và má), bé sẽ không còn
ngạt mũi.
Lưu ý
Mẹ không nên dùng miệng để hút mũi trẻ, sẽ lây
-
lan thêm mầm bệnh cho trẻ, chỉ sử dụng dụng cụ hút
mũi và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần dùng.
Một số loại thuốc ngạt mũi chỉ có người lớn mới
-
dùng được, nếu sử dụng cho trẻ tuy có thể giúp bé dễ
chịu ngay sau khi nhỏ hay xịt nhưng lại có ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe, kể cả tính mạng của trẻ. Những
thuốc có thể dùng cho trẻ em là:
* Natriclorid (efticol): là dung dịch nhỏ mũi chứa
0,9% natriclorid. Cơ chế tác dụng rất đơn giản là
nước muối gây co niêm mạc mũi, co mạch, làm thông
thoáng mũi. Vì là dung dịch có nồng độ natriclorid
bằng với nồng độ sinh lý (0,9%) nên không gây rát
niêm mạc. Có thể dùng cho trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh.
Mỗi ngày có thể dùng 3- 4 lần, mỗi lần 2-3 giọt cho
mỗi bên mũi .
* Ephedrin: Trên thị trường có loại thuốc nhỏ mũi
3% dùng cho người lớn và loại nhỏ mũi 1% dùng cho
trẻ em. Khi dùng cần phân biệt để tránh nhầm lẫn.
Tuy nhiên khi dùng cho trẻ em loại ephedrin 1%
cũng chỉ dùng khi thật cần thiết và không dùng quá 8
ngày. Nếu dùng kéo dài thuốc gây độc toàn thân (làm
nhức đầu, buồn nôn, mất ngủ).