Trẻ sơ sinh học cả trong giấc ngủ
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 117.55 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mặc dù trẻ sơ sinh chỉ thức vài giờ mỗi ngày, song hệ thần kinh của chúng vẫn phát triển rất nhanh bởi não xử lý thông tin ngay cả trong giấc ngủ. Telegraph đưa tin các nhà khoa học của Đại học Florida, Mỹ kiểm tra quá trình xử lý thông tin trong não 26 trẻ sơ sinh khi các em đang ngủ. Tất cả trẻ mới chào đời được một hoặc hai ngày khi thử nghiệm diễn ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trẻ sơ sinh học cả trong giấc ngủ Trẻ sơ sinh học cả trong giấc ngủ Mặc dù trẻ sơ sinh chỉ thức vài giờ mỗi ngày, song hệ thần kinh của chúng vẫn phát triển rất nhanh bởi não xử lý thông tin ngay cả trong giấc ngủ. Telegraph đưa tin các nhà khoa học của Đại học Florida, Mỹ kiểm tra quá trình xử lý thông tin trong não 26 trẻ sơ sinh khi các em đang ngủ. Tất cả trẻ mới chào đời được một hoặc hai ngày khi thử nghiệm diễn ra. Họ bật một giai điệu nhạc rồi liên tục thổi nhẹ vào mi mắt của các bé. Sau khoảng 20 phút, mi mắt của 24 trẻ khép chặt hơn – dấu hiệu cho thấy chúng đoán trước luồng gió vào mắt. Sóng não của những đứa trẻ cũng thay đổi, nghĩa là não vẫn hoạt động. “Chúng tôi phát hiện một kiểu học cơ bản trong những trẻ sơ sinh. Kiểu học này không xuất hiện trong não người trưởng thành đang ngủ”, nhà tâm lý Dana Byrd, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, phát biểu. Nhóm nghiên cứu tin rằng não của trẻ sơ sinh liên tục điều chỉnh để thích nghi với thế giới vật chất xung quanh, ngay cả khi chúng không còn thức. Kiểu ngủ của trẻ sơ sinh tương đối khác so với những đứa trẻ lớn hơn hoặc người trưởng thành ở chỗ các em chủ động hơn trong lúc ngủ. Đặc trưng của kiểu ngủ chủ động là nhịp tim và nhịp thở thay đổi rất nhanh. “Có lẽ trạng thái ngủ chủ động giúp trẻ sơ sinh cảm nhận thế giới xung quanh dễ dàng hơn, nhờ đó mà tốc độ học hỏi diễn ra nhanh hơn”, Byrd nhận xét. Kết quả nghiên cứu của Đại học Florida có thể giúp các nhà khoa học phát hiện những trẻ sơ sinh mắc các hội chứng bất thường như tự kỷ hoặc rối loạn khả năng đọc. Theo: Minh Long, vnexpress
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trẻ sơ sinh học cả trong giấc ngủ Trẻ sơ sinh học cả trong giấc ngủ Mặc dù trẻ sơ sinh chỉ thức vài giờ mỗi ngày, song hệ thần kinh của chúng vẫn phát triển rất nhanh bởi não xử lý thông tin ngay cả trong giấc ngủ. Telegraph đưa tin các nhà khoa học của Đại học Florida, Mỹ kiểm tra quá trình xử lý thông tin trong não 26 trẻ sơ sinh khi các em đang ngủ. Tất cả trẻ mới chào đời được một hoặc hai ngày khi thử nghiệm diễn ra. Họ bật một giai điệu nhạc rồi liên tục thổi nhẹ vào mi mắt của các bé. Sau khoảng 20 phút, mi mắt của 24 trẻ khép chặt hơn – dấu hiệu cho thấy chúng đoán trước luồng gió vào mắt. Sóng não của những đứa trẻ cũng thay đổi, nghĩa là não vẫn hoạt động. “Chúng tôi phát hiện một kiểu học cơ bản trong những trẻ sơ sinh. Kiểu học này không xuất hiện trong não người trưởng thành đang ngủ”, nhà tâm lý Dana Byrd, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, phát biểu. Nhóm nghiên cứu tin rằng não của trẻ sơ sinh liên tục điều chỉnh để thích nghi với thế giới vật chất xung quanh, ngay cả khi chúng không còn thức. Kiểu ngủ của trẻ sơ sinh tương đối khác so với những đứa trẻ lớn hơn hoặc người trưởng thành ở chỗ các em chủ động hơn trong lúc ngủ. Đặc trưng của kiểu ngủ chủ động là nhịp tim và nhịp thở thay đổi rất nhanh. “Có lẽ trạng thái ngủ chủ động giúp trẻ sơ sinh cảm nhận thế giới xung quanh dễ dàng hơn, nhờ đó mà tốc độ học hỏi diễn ra nhanh hơn”, Byrd nhận xét. Kết quả nghiên cứu của Đại học Florida có thể giúp các nhà khoa học phát hiện những trẻ sơ sinh mắc các hội chứng bất thường như tự kỷ hoặc rối loạn khả năng đọc. Theo: Minh Long, vnexpress
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo dục mầm non kỹ năng mầm non dạy học mầm non kỹ năng làm cha mẹ cách dạy con kiến thức cho cha mẹ giáo dục trẻ mầm non phương pháp dạy trẻ mầm non rèn luyện kỹ năng cho bé dạy trẻ họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 935 6 0
-
16 trang 528 3 0
-
2 trang 457 6 0
-
3 trang 402 3 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 282 0 0 -
Tìm hiểu tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi (Tập 1): Phần 2
140 trang 228 0 0 -
8 trang 205 0 0
-
2 trang 191 0 0
-
Những vấn đề lí luận chung của giáo dục học mầm non
210 trang 166 0 0 -
8 trang 161 0 0