Trẻ và ngày “đèn đỏ”Khoảng 10 tuổi, trẻ em nữ đã có thể dậy thì, thấy kinh trong kiến thức chưa đủ nắm bắt những thay đổi của cơ thể và bắt đầu trở nên hoang mang, lo lắng… Các bà mẹ nên chuẩn bị trước để tránh những cú sốc về tâm lý cho con.Khi nhận biết các dấu hiệu dậy thì sớm ở con gái như: ngực phát triển trước tám tuổi, có lông mu và lông nách trước chín tuổi; Trẻ có lông mặt, mụn trứng cá, thay đổi giọng nói, quầng vú sậm màu, cơ quan...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trẻ và ngày “đèn đỏ” Trẻ và ngày “đèn đỏ”Khoảng 10 tuổi, trẻ em nữ đã có thể dậy thì, thấy kinh trong kiến thức chưa đủ nắmbắt những thay đổi của cơ thể và bắt đầu trở nên hoang mang, lo lắng… Các bà mẹnên chuẩn bị trước để tránh những cú sốc về tâm lý cho con.Khi nhận biết các dấu hiệu dậy thì sớm ở con gái như: ngực phát triển trước tám tuổi, cólông mu và lông nách trước chín tuổi; Trẻ có lông mặt, mụn trứng cá, thay đổi giọng nói,quầng vú sậm màu, cơ quan sinh dục sậm màu; Trẻ cao lớn nhanh khác thường... thì nênđưa con đi khám.Cười mà như mếuHoàng xuân Huyền (số 16 phố Linh Lang, Hà Nội) kể lại việc cô con gái chín tuổi củachị lần đầu “thấy tháng”: “Hôm đó, tôi đang đi làm thì nhận được điện thoại của cô giáo,nói đến trường gấp vì con khóc như mưa bởi nghĩ mình sắp chết, cho dù đã giải thích hếtlời. Sau đó cháu phải nghỉ học mất mấy ngày cho đến khi hiện tượng đó qua đi”.Chị Trương Tố Nhi có con học lớp 5 trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình,TP.SG) kể: “Đang học ở trường, con bé thấy ra máu, bụng đau, nó sợ quá khóc thét lênkêu sắp chết và đòi gọi điện cho bố mẹ. Thầy cô đưa lên phòng y tế mới biết...”. Chị Nhicòn kể thêm: “Mỗi khi đến “ngày” tôi thấy con bé vẫn tỏ ra lo sợ, mặc dù chuyện xảy ravới cháu cũng đã được gần một năm rồi”.Do các em còn đang trong tuổi thiếu niên, nên dù đã được mẹ tư vấn, cũng như đã “tậphuấn kỹ thuật” nhưng hầu như không thể tự lo cho mình khi gặp sự cố. Có em còn vô tưhồn nhiên đến mức đang “bị” vẫn nhảy ùm xuống bể bơi, rồi chạy nhảy đùa nghịch nhưthường. Nói chung, trẻ vẫn tỏ ra lúng túng, vụng về khiến các bậc phụ huynh thêm bậnrộn mỗi lần con “đến tháng”.Chị Nguyễn Thị Mai (số 65B, Lĩnh Nam, Hà Nội) tâm sự: “Có hôm, vừa đến cổngtrường con tôi kêu lên “mẹ ơi ra hết rồi làm sao bây giờ” rồi đứng loay hoay với cái quầnướt sũng khiến tôi phát ngượng bởi khá nhiều ánh mắt đổ dồn về phía hai mẹ con. Khôngcòn cách nào khác, tôi phải quay xe đưa con về nhà thay quần, chấp nhận trễ buổi làm”.Các ông bố cũng dở khóc dở cười không kém. “Có lần đưa con đi chơi, đến ngã tư đènđỏ, bỗng con bé nhà tôi nói rõ to rằng con hết băng vệ sinh loại dày rồi, chỉ còn loạimỏng thôi. Và nhất định bắt tôi phải mua luôn, lại còn dặn mua loại “xì tin” giống mẹ...”,anh Quản Văn Hoàng (tổ 76, Hoàng Mai, Hà Nội) kể.Ở thời kỳ đầu, chu kỳ kinh nguyệt thường không đều, có thể 3- 4 tháng sau mới lặp lại.Nhiều em không biết, nên đã quá sợ hãi khi tự nhiên “đến tháng” mà không thấy kinh.Thậm chí có em khiến cha mẹ hoảng hốt không kém, bởi rất “hồn nhiên” tuyên bố “đã cóthai”. Chị Hoàng Yến (Nhật Tân, Hà Nội) có lẽ chưa quên được cái ngày hôm ấy: “Mặccho tôi có tìm mọi cách tra hỏi xem con có quan hệ với ai, khi nào, bé chỉ khóc và lắcđầu. Mỗi khi đến bệnh viện phụ sản kiểm tra, bác sĩ nói con gái không có thai cũng nhưchưa từng quan hệ với ai thì tôi mới thở phào nhẹ nhõm”.Làm gì cho trẻ?Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường mà người con gái nào cũng phải trải qua,chỉ có điều đến sớm hay muộn mà thôi. Vì thế, để trẻ sẵn sàng đón nhận nó, không sợhãi, lo lắng khi lần đầu tiên thấy chảy máu từ bộ phận sinh dục, các bà mẹ nên chuẩn bịtâm lý cũng như những kiến thức cần thiết cho con.Theo TS Huỳnh Thị Thu Thủy, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, khi nhận biết các dấu hiệudậy thì sớm ở con gái như ngực phát triển trước tám tuổi có lông mu và lông nách trướcchín tuổi; Trẻ có lông mặt, mụn trứng cá, thay đổi giọng nói, quầng vú sậm màu, cơ quansinh dục sậm màu; Trẻ cao lớn nhanh khác thường... thì nên đưa con đi khám để được tưvấn, cũng như chuẩn bị tâm lý cùng con vượt qua những ngày đầu bỡ ngỡ.Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng cần hướng dẫn cho con cách giữ gìn vệ sinh. Chẳng hạnnhư đóng băng vệ sinh sao cho đúng; khi nào nên thay băng, không nên dùng băng quábốn giờ vì sẽ dễ sinh khuẩn gây viêm nhiễm âm hộ; rồi mỗi lần thay phải rửa sạch bộphận sinh dục bên ngoài bằng nước sạch (đặc biệt là rửa bằng nước sát trùng) và khôngđược xịt nước vào bên trong cửa mình hoặc cho ngón tay vào rửa, cũng như không baogiờ dùng tay đã rửa ở phía sau hậu môn để tránh đưa vi khuẩn vào vùng sinh dục. Nêndùng vòi tia nước hay gáo dội, không nên rửa bằng cách ngâm trong chậu. Sau khi rửa,dùng khăn sạch thấm khô rồi mới đóng băng vệ sinh mới; không nên mặc quần chật suốtngày...Hiện nay, trên thị trường có loại băng vệ sinh đặt sâu trong âm đạo khá thuận tiện với trẻvì máu không chảy ra ngoài và ít bị vướng, nhưng phải hết sức cẩn thận vì nó dễ gâyviêm nhiễm nếu dùng không đúng cách.Ngoài việc gìn giữ vệ sinh trong những ngày này, cha mẹ nên dặn các em nên làm việcnhẹ, không tập các môn thể thao nặng, không bơi lội ăn uống đủ chất dinh dưỡng và giữcho tinh thần thanh thản, không lo nghĩ không để những điều không hay tác động gâykhó chịu, giận dữ.... ...