Thông tin tài liệu:
Tình trạng cá mú chết hàng loạt đang xảy ra tại vùng nuôi thủy sản xã Xuân Thịnh (thị xã Sông Cầu, Phú Yên), với biểu hiện lở loét khắp cơ thể cá tương tự như ở xã Bình Thuận, Bình Sơn, Quảng Ngãi. Trạm Thú y thị xã Sông Cầu nhận định: “Nguyên nhân gây bệnh là do thời tiết nắng nóng bất thường làm nhiệt
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trị Bệnh Do Vi Khuẩn Vibrio Ở Cá MúTrị Bệnh Do Vi Khuẩn Vibrio Ở Cá MúTình trạng cá mú chết hàng loạt đang xảy ra tại vùng nuôi thủy sản xã Xuân Thịnh(thị xã Sông Cầu, Phú Yên), với biểu hiện lở loét khắp cơ thể cá tương tự như ở xãBình Thuận, Bình Sơn, Quảng Ngãi.Trạm Thú y thị xã Sông Cầu nhận định: “Nguyên nhân gây bệnh là do thời tiếtnắng nóng bất thường làm nhiệt độ môi trường nước tăng cao, mật độ nuôi dàytrong khi người dân ít quan tâm vệ sinh lồng bè nên mầm bệnh phát triển nhanh”.Trong bài viết đăng trên trang web uv-vietnam.com.vn, TS Võ Văn Nhã (ViệnNghiên cứu nuôi trồng thủy sản III) cho biết, cá mú bị bệnh do vi khuẩn Vibrio sp.gây ra thường có các biểu hiện khác nhau như mắt lồi và mù mắt, hay lở loét, xuấthuyết cơ thể.Trong đó, hiện tượng lở loét, xuất huyết cơ thể ở cá là chủ yếu với các biểu hiện dacá sẫm màu, xuất hiện các đốm đỏ trên thân và tại các đốm đỏ này bắt đầu lở loétdần dần và lan rộng ra xung quanh. Cùng với đó là sự xuất huyết miệng, vây, hậumôn và đuôi cá.TS Võ Văn Nhã khuyến cáo các biện pháp tổng hợp phòng bệnh do Vibrio sp. gâyra ở cá mú là: Thả cá mú với mật độ nuôi vừa phải. Không làm cá bị sây sát haytrầy xước trong quá trình nuôi. Hạn chế tác nhân gây bệnh có nguồn gốc từ cá tạp.Không cho cá ăn thức ăn tươi sống bị ôi, thiu. Vào các tháng trước mùa xuất hiệnbệnh vi khuẩn xảy ra (mùa hè và nhất là vào lúc giao mùa), sử dụng vitamin tổnghợp và các khoáng chất nhằm tăng cường sức kháng bệnh cho cá.Các biện pháp trị bệnh do vi khuẩn Vibrio sp. ở cá mú:Bước 1: Tắm cá mú bị bệnh bằng các loại hóa chất sát trùng như: Thuốc tím(KMnO4) trong 30 phút, liều sử dụng 7-10g/m3 nước; Iốt (Iodine) trong 30 phút,liều sử dụng 10-15 g/m3; cải thiện môi trường nước nuôi (nếu có thể được).Bước 2: Trộn vào thức ăn cho cá ăn thức ăn có trộn thuốc kháng sinhSulfamethoxazole/ Trimethoprime với liều 50-70mg/kg cá/ngày cho cá ăn liên tục5-7 ngày.Bước 3: Trộn vào thức ăn cho cá ăn thức ăn có bổ sung vitamin tổng hợp, đặc biệtlà vitamin C với liều 50mg/kg cá/ngày và men tiêu hóa (Lactobacillus sp., Bacillussubtilis) với liều 100-200mg/kg cá/ngày cho cá ăn liên tục 7 ngày.