Mất ngủ, âu lo, đầu óc luôn căng thẳng, tinh thần rệu rã... là những biểu hiện của bệnh trầm cảm. Một trong những cách giúp người ta nhanh chóng lấy lại thăng bằng là tìm đến những viên thuốc. Nhưng liệu thuốc có giúp xua tan hoàn toàn những lo lắng, mệt mỏi? Mua thuốc an thần dễ như mua… rau
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trị trầm cảm: Đâu chỉ có thuốc an thần
Nếu cứ thấy mất ngủ là tự mua thuốc uống, sẽ có nguy cơ
lờn hoặc nghiện thuốc.
Trị trầm cảm:
Đâu chỉ có
thuốc an thần
Mất ngủ, âu lo, đầu óc luôn căng thẳng, tinh thần rệu
rã... là những biểu hiện của bệnh trầm cảm. Một trong
những cách giúp người ta nhanh chóng lấy lại thăng
bằng là tìm đến những viên thuốc. Nhưng liệu thuốc có
giúp xua tan hoàn toàn những lo lắng, mệt mỏi?
Mua thuốc an thần dễ như mua… rau
Hiện nay, nhiều người bị mất ngủ nhưng ngại tìm đến bác
sĩ. Họ lên mạng, gửi câu hỏi về tình trạng của mình lên các
diễn đàn, tự chẩn đoán bệnh, rồi xin tên thuốc trên mạng, ra
tiệm mua về uống! Có người lại vô tư dùng chung thuốc với
người thân trong gia đình, dù cơ chế hấp thụ thuốc mỗi
người mỗi khác. Lại thêm một điều đáng lo nữa: các nhà
thuốc vẫn vô tư bán thuốc theo yêu cầu của bệnh nhân, dù
các loại thuốc an thần này phải được bác sĩ kê toa chỉ định
liều lượng. Phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị đã thử ghé vào một
tiệm thuốc ở quận Bình Thạnh, hỏi mua thuốc trị mất ngủ.
Nhân viên tiệm thuốc không cần hỏi thêm gì, liền tay lấy hai
loại thuốc Magne B6 và Valian – X, cắt mỗi loại hai viên bỏ
bịch đưa cho khách, tính tiền. Trong hai loại thuốc trên,
Valian – X được chỉ định điều trị cho bệnh nhân mất ngủ, bị
rối loạn giấc ngủ, muốn sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ.
Tương tự, chúng tôi gọi điện đến nhà thuốc Q.T ở Thủ Đức,
hỏi mua loại Doxepin chống trầm cảm, nhấn mạnh không có
toa của bác sĩ thì có bán không. Nhân viên bán hàng trả lời
có, và cho địa chỉ nhà thuốc để khách tìm đến.
Lạm dụng thuốc, coi chừng tác dụng phụ
PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức, giảng viên chính bộ môn
dược, đại học Y dược TP.HCM cho biết, mất ngủ có thể do
nhiều nguyên nhân: đầu óc căng thẳng bởi công việc; do
lệch múi giờ khi đi du lịch, công tác sang nước khác; do
tiếng ồn, chất kích thích... và cũng có thể do những căn
bệnh tiềm ẩn trong cơ thể như trầm cảm, xương khớp... Vì
thế, chọn sử dụng loại thuốc nào phải tuỳ nguyên nhân gây
nên. Không vì một, hai hôm mất ngủ lại phải dùng thuốc. Tốt
nhất, bệnh nhân cần có sự thăm khám kỹ càng của bác sĩ.
Nếu không tuân thủ đúng chỉ dẫn, lạm dụng thuốc lâu ngày,
bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị nghiện, lờn thuốc, hoặc lệ thuộc
hoàn toàn vào thuốc: thiếu thuốc, bệnh nhân sẽ mất ngủ trở
lại. Nguy hiểm hơn, thuốc an thần còn có thể gây lú lẫn, suy
giảm trí nhớ, làm thay đổi hành vi, tâm lý, thậm chí gây đột
tử!
Cũng theo DS Đức, tuỳ thể trạng từng bệnh nhân mà bác sĩ
chỉ định những loại thuốc an thần riêng cho họ. Vì vậy,
không có một loại thuốc nào tốt cho tất cả bệnh nhân, cũng
như không phải tất cả bệnh nhân đều có thể dùng thuốc.
Nếu cứ thấy mất ngủ là tự mua thuốc uống, sẽ có nguy cơ
lờn hoặc nghiện thuốc.
Không phải uống thuốc an thần là đủ
Cũng đã có một số trường hợp bị trầm cảm, mất ngủ một
thời gian dài, điều trị thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nhưng
khi dùng thuốc, bệnh nhân ngủ li bì, đầu óc đờ đẫn, chậm
chạp. Thấy không ổn, bệnh nhân chuyển sang dùng loại
thuốc khác, theo chỉ định của một bác sĩ khác, thuốc không
chứa chất gây ngủ, bệnh nhân lại trở về trạng thái ban đầu:
mất ngủ triền miên. BS Lê Quốc Nam, trưởng phòng khám
tâm lý y khoa – tâm thần kinh Quốc Nam, TP.HCM chia sẻ:
“Bệnh trầm cảm thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, đa số
bệnh nhân bị mất ngủ. Tuy nhiên, cũng có những trường
hợp ngủ nhiều hay ngủ bình thường. Việc cho thuốc trong
từng trường hợp đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm. Tuy
nhiên, dù cho thuốc gì và theo cách nào thì cũng phải giúp
bệnh nhân có một giấc ngủ đủ thời gian, có chất lượng”.
Về các loại thuốc điều trị bệnh trầm cảm, BS Nam cho biết
thêm: “Việc điều trị trầm cảm hay stress cần phối hợp giữa
thuốc men và tâm lý liệu pháp, không phải chỉ uống thuốc an
thần là đủ. Loại bệnh này có rất nhiều nhóm thuốc khác
nhau: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu, thuốc bình
ổn khí sắc. Trong mỗi nhóm lại có nhiều loại thuốc khác
nhau. Thuốc an thần chỉ là tên gọi chung ở ngoài nhằm nói
đến tất cả nhóm thuốc điều trị bệnh tâm thần. Vì vậy, đầu
tiên bệnh nhân cần có một chẩn đoán chính xác từ bác sĩ.
Sau đó, việc chọn lựa thuốc sẽ tuỳ thuộc mức độ nặng nhẹ
của bệnh, tiền sử đáp ứng thuốc của người bệnh. Tốt hơn,
bệnh nhân nên được theo dõi bởi một bác sĩ. Trên thực tế,
không có loại thuốc nào an toàn tuyệt đối, mỗi loại thuốc đều
có những tác dụng phụ riêng. Khi sử dụng phải khéo léo,
xem xét đến các bệnh lý gan, thận, tim mạch để cân nhắc
liều lượng nhằm hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc”.
Không cần dùng thuốc vẫn ngủ ngon
Để tránh những hệ luỵ từ thuốc an thần, bạn có thể
phớt lờ các viên thuốc, tập luyện theo những hướng
dẫn sau từ PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức:
- Thực hiện các bài tập thư giãn, yoga, chống stress
mỗi ngày.
- Thường xuyên nghĩ đến những điều tươi vui, tích
cực.
- Giường ngủ luôn sạch sẽ, thông thoáng, đầy đủ
ánh sáng tự nhiên. Hạn chế đặt các thiết bị điện tử
như tivi, điện thoại, máy tính trong ...