Danh mục

Triển khai bảo hiểm xã hội đa tầng hướng tới mục tiêu an sinh xã hội bền vững ở Việt Nam

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 530.29 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phát triển BHXH đa tầng nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu tham gia của NLĐ và gia tăng mức lương hưu cho người cao tuổi, góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền vững đã trở thành xu thế chung trên thế giới. Mức sống của người dân Việt Nam đang được cải thiện nhanh chóng; Khoa học và công nghệ đang được ứng dụng mạnh mẽ vào hiện đại hóa hệ thống BHXH.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triển khai bảo hiểm xã hội đa tầng hướng tới mục tiêu an sinh xã hội bền vững ở Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA  TRIỂN KHAI BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐA TẦNG HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU   AN SINH XÃ HỘI BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM ThS. Nguyễn Xuân Tiệp Khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Đoàn Thị Phương Luyến - Dương Thị Lan - Hoàng Linh Chi - Nguyễn Thu Huyền Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt: Phát triển BHXH đa tầng nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu tham gia của NLĐ và gia tăng mức lương hưu cho người cao tuổi, góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền vững đã trở thành xu thế chung trên thế giới. Mức sống của người dân Việt Nam đang được cải thiện nhanh chóng; khoa học và công nghệ đang được ứng dụng mạnh mẽ vào hiện đại hóa hệ thống BHXH. Ngoài ra, Việt Nam hiện đang bước vào giai đoạn chuyển dịch cơ cấu dân số nhanh chóng, và thuộc nhóm nhanh nhất trên thế giới. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh triển khai hệ thống BHXH đa tầng đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hơn bao giờ hết. Từ khóa: BHXH, BHXH đa tầng, ASXH bền vững 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Bảo hiểm xã hội là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng trong thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định đời sống nhân dân và phát triển bền vững đất nước. Cải cách, hoàn thiện và phát triển chính sách bảo hiểm xã hội vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài hướng tới mọi người dân đều được đảm bảo ít nhất là mức sống tối thiểu. Nghị quyết số 28-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội đã khẳng định quan điểm: “Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững...”. Nổi bật trong những nội dung đổi mới đó là việc đẩy mạnh triển khai hệ thống BHXH đa tầng 225 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA đã đem lại nhiều kết quả lạc quan. Tuy nhiên, việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đa tầng đang trong giai đoạn đầu, vẫn còn một vài hạn chế. Việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội còn ở mức tiềm năng, đặc biệt là độ bao phủ bảo hiểm xã hội tăng không đồng đều và ở mức thấp; chế độ trợ cấp hưu trí cho người cao tuổi không có lương hưu hoặc BHXH hàng tháng chưa đạt được kết quả nổi bật… Vì vậy, để chính sách BHXH đa tầng được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả thì việc lựa chọn nghiên cứu vấn đề: “Triển khai BHXH đa tầng hướng tới mục tiêu ASXH bền vững” có ý nghĩa thực tiễn và lý luận sâu sắc trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài nhằm mục đích: - Khái quát về nền ASXH bền vững, chính sách BHXH đa tầng và mối liên hệ giữa chúng. - Đánh giá thực trạng phát triển BHXH đa tầng và mức độ hiểu biết của người dân về BHXH đa tầng tại Việt Nam. - Đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy, mở rộng BHXH đa tầng hướng tới mục tiêu ASXH bền vững. 1.3. Tổng quan nghiên cứu Công tác tổ chức, thực hiện BHXH đa tầng là vấn đề lớn trong chính sách đảm bảo an sinh xã hội bền vững, được Đảng và Nhà nước hết sức chú trọng và quan tâm. Trong những năm gần đây, có khá nhiều nhà nghiên cứu liên quan đến đề tài này. Cụ thể: Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước Bài nghiên cứu của nhóm tác giả Xian, H., & Qin, G (2014), “Does social insurance enrollment improve citizen assessment of local government performance? Evidence from China” (2014) phân tích vấn đề hỗ trợ từ phía Nhà nước có ảnh hưởng đến thiết kế BHXH như thế nào; Bài viết của Castel P. (2005), “Voluntary Defined Benefit Pension System Willingness to Participate the Case of Vietnam” chỉ ra những nhân tố quyết định đến sự tham gia vào hệ thống hưu trí tự nguyện của lao động PCT ở Việt Nam: thu nhập, trình độ học vấn, mức đóng, quyền lợi được hưởng,... Tuy nhiên, bài viết chưa nghiên cứu các đối tượng khác như lao động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp hay chưa đề cập đến quá trình tổ chức triển khai BHXH tự nguyện; 226 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA  Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2012), “Phát triển một hệ thống bảo hiểm xã hội hiện đại - những thách thức hiện tại và các phương án lựa chọn cho cải cách trong tương lai” đã chỉ ra chính sách bảo hiểm xã hội hiện hành đang gặp phải một số thách thức như sự bất bình đẳng giữa tự nguyện và bắt buộc, tỷ lệ bao phủ thấp trong cả khu vực chính thức và phi chính thức, thiếu sự bền vững về tài chính và năng lực quản lý và thực hiện các chương trình bảo hiểm yếu. Hạn chế nghiên cứu chủ yếu dựa trên số liệu sẵn có và mới chỉ tập trung vào mô hình BHXH đa tầng trợ giúp cho sửa đổi luật BHXH năm 2014. Báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (2013) về ‘‘Các phương án xây dựng hệ thống hưu trí đa tầng ở Việt Nam’’ nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước Đề án nghiên cứu khoa học cấp Bộ ‘‘Chế độ hưu trí, tử tuất theo quy định của Luật BHXH - Thực trạng và kiế ...

Tài liệu được xem nhiều: