Triết học Chủ nghĩa xã hội trên nền tảng dân chủ Hơn
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 221.42 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hơn 50 năm nay, cụm từ “chủ nghĩa xã hội” đã trở nên quen thuộc với đông đảo nhân dân ta. Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhận thức về chủ nghĩa xã hội đã có những thay đổi quan trọng, song chưa phải mọi vấn đề đã được giải đáp rõ ràng, phù hợp với cuộc sống thực tế. Xã hội xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng cơ bản gì? Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triết học "Chủ nghĩa xã hội trên nền tảng dân chủ Hơn " Chủ nghĩa xã hội trên nền tảng dân chủ Hơn 50 năm nay, cụm từ “chủ nghĩa xã hội” đã trở nên quen thuộc với đông đảo nhân dân ta. Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhận thức về chủ nghĩa xã hội đã có những thay đổi quan trọng, song chưa phải mọi vấn đề đã được giải đáp rõ ràng, phù hợp với cuộc sống thực tế. Xã hội xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng cơ bản gì? Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991 thông qua (dưới đây gọi là Cương lĩnh 1991) đã trả lời câu hỏi đó và nêu đặc trưng đầu tiên về thể chế chính trị; đó là “một xã hội do nhân dân lao động làm chủ”, với “Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng”1. Đối chiếu với đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa được xác định tại các Đại hội IV, Đại hội V và cả Đại hội VI, mở đầu bằng sự khẳng định: “Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động” thì Cương lĩnh 1991 đã có sự thay đổi lớn về nhận thức chế độ chính trị của chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra: nhân dân lao động làm chủ xã hội và Nhà nước gồm những giai cấp nào? Theo cách hiểu lâu nay, trong thành phần nhân dân lao động không có giai cấp hoặc tầng lớp bóc lột. Giai cấp địa chủ bóc lột địa tô không còn tồn tại. Trong một thời gian dài, do nhận thức máy móc về lý thuyết giá trị thặng dư mà Mác phân tích về chế độ tư bản chủ nghĩa (khác với chế độ xã hội dưới chính quyền nhân dân), những nhà kinh doanh bỏ vốn ra thuê lao động bị coi là tư sản bóc lột giá trị thặng dư do người lao động tạo ra và như vậy không nằm trong nhân dân lao động. Sự đối lập về quyền lợi giữa người thuê lao động và người đi làm thuê thường được nhấn mạnh, còn mặt quan trọng hơn là sự hợp tác của người có vốn với người có sức lao động cần việc làm, có lợi cho cả hai bên và cho xã hội thì bị coi nhẹ, thậm chí bị bỏ qua. Doanh nhân đầu tư, thuê lao động kinh doanh, vừa làm giàu cho mình, vừa tạo việc làm cho người lao động, đồng thời tăng của cải cho xã hội, tăng nguồn thu cho ngân sách. Chính quyền nhân dân có chính sách lao động để điều hoà lợi ích của cả hai phía, quan tâm bảo hộ quyền lợi của người làm thuê thường yếu thế hơn. Cuộc sống cho thấy doanh nhân là tầng lớp có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, gắn kết với công nhân, nông dân và trí thức không chỉ bằng sự hoà đồng về lòng yêu nước, tinh thần dân tộc mà còn bằng cả sự ràng buộc về quan hệ lợi ích. Nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc mà thiếu tầng lớp doanh nhân thì không phù hợp với thực tế. Đến Đại hội Đảng lần thứ X (năm 2006), đặc trưng về chế độ chính trị nêu trên đã được sửa đổi: “Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội... do nhân dân làm chủ;... con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công2 “(không nói “xã hội do nhân dân lao động làm chủ, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công” như Cương lĩnh 1991), đi liền với chủ trương chấp thuận cho đảng viên được làm kinh tế tư nhân, kể cả kinh tế tư bản tư nhân3. Như vậy, tầng lớp doanh nhân, bao gồm cả tư bản tư nhân, được đặt vào thành phần nhân dân làm chủ xã hội cùng với các tầng lớp lâu nay được gọi là nhân dân lao động (công nhân, nông dân, trí thức, tiểu thương, tiểu chủ và những người lao động khác). Đáng chú ý là cũng tại Đại hội VII năm 1991, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế — xã hội đến năm 2000, khi xác định quan điểm cơ bản về sự phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đã nêu “xã hội do nhân dân làm chủ,... xoá bỏ áp bức, bất công”4. Chiến lược này cũng được Đại hội VII thông qua thành nghị quyết (dưới đây gọi là Chiến lược 1991) và đã tác động tích cực đến việc đổi mới chính sách và thái độ của Nhà nước đối với doanh nhân. Tuy nhiên, sự thiếu thống nhất giữa Chiến lược 1991 với Cương lĩnh 1991 về quan điểm nêu trên phải đến Đại hội X, nghĩa là sau 15 năm mới được giải quyết. Quan điểm thiếu rành mạch và không dứt khoát như vậy kéo dài quá lâu, ảnh hưởng không tốt đến việc hoạch định chính sách. Nhận thức “ai làm chủ” đã được khai thông, nhưng không thể nói như vậy đối với vấn đề quan trọng và phức tạp hơn “nhân dân làm chủ như thế nào? quyền dân chủ được thực hiện ra sao?” Thật vậy, hãy xem các quyền và trách nhiệm của công dân quy định trong Hiến pháp hiện hành (đặc biệt là quyền về ngôn luận, về lập hội, về tiếp nhận thông tin...) đã được thấu suốt, coi trọng và thực hiện như thế nào trong thực tế? Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được Đại hội VI đặt thành “nền nếp hàng ngày của xã hội mới”5 đi vào cuộc sống như thế nào? Các cơ quan nhà nước do dân bầu ra có giữ đúng vị trí và thực hiện đầy đủ chức năng do Hiến pháp quy định hay không?... Mấy câu hỏi đó chưa phải là tất cả, song việc trả lời đúng sự thật cũng đủ cho thấy rõ quyền l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triết học "Chủ nghĩa xã hội trên nền tảng dân chủ Hơn " Chủ nghĩa xã hội trên nền tảng dân chủ Hơn 50 năm nay, cụm từ “chủ nghĩa xã hội” đã trở nên quen thuộc với đông đảo nhân dân ta. Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhận thức về chủ nghĩa xã hội đã có những thay đổi quan trọng, song chưa phải mọi vấn đề đã được giải đáp rõ ràng, phù hợp với cuộc sống thực tế. Xã hội xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng cơ bản gì? Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991 thông qua (dưới đây gọi là Cương lĩnh 1991) đã trả lời câu hỏi đó và nêu đặc trưng đầu tiên về thể chế chính trị; đó là “một xã hội do nhân dân lao động làm chủ”, với “Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng”1. Đối chiếu với đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa được xác định tại các Đại hội IV, Đại hội V và cả Đại hội VI, mở đầu bằng sự khẳng định: “Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động” thì Cương lĩnh 1991 đã có sự thay đổi lớn về nhận thức chế độ chính trị của chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra: nhân dân lao động làm chủ xã hội và Nhà nước gồm những giai cấp nào? Theo cách hiểu lâu nay, trong thành phần nhân dân lao động không có giai cấp hoặc tầng lớp bóc lột. Giai cấp địa chủ bóc lột địa tô không còn tồn tại. Trong một thời gian dài, do nhận thức máy móc về lý thuyết giá trị thặng dư mà Mác phân tích về chế độ tư bản chủ nghĩa (khác với chế độ xã hội dưới chính quyền nhân dân), những nhà kinh doanh bỏ vốn ra thuê lao động bị coi là tư sản bóc lột giá trị thặng dư do người lao động tạo ra và như vậy không nằm trong nhân dân lao động. Sự đối lập về quyền lợi giữa người thuê lao động và người đi làm thuê thường được nhấn mạnh, còn mặt quan trọng hơn là sự hợp tác của người có vốn với người có sức lao động cần việc làm, có lợi cho cả hai bên và cho xã hội thì bị coi nhẹ, thậm chí bị bỏ qua. Doanh nhân đầu tư, thuê lao động kinh doanh, vừa làm giàu cho mình, vừa tạo việc làm cho người lao động, đồng thời tăng của cải cho xã hội, tăng nguồn thu cho ngân sách. Chính quyền nhân dân có chính sách lao động để điều hoà lợi ích của cả hai phía, quan tâm bảo hộ quyền lợi của người làm thuê thường yếu thế hơn. Cuộc sống cho thấy doanh nhân là tầng lớp có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, gắn kết với công nhân, nông dân và trí thức không chỉ bằng sự hoà đồng về lòng yêu nước, tinh thần dân tộc mà còn bằng cả sự ràng buộc về quan hệ lợi ích. Nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc mà thiếu tầng lớp doanh nhân thì không phù hợp với thực tế. Đến Đại hội Đảng lần thứ X (năm 2006), đặc trưng về chế độ chính trị nêu trên đã được sửa đổi: “Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội... do nhân dân làm chủ;... con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công2 “(không nói “xã hội do nhân dân lao động làm chủ, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công” như Cương lĩnh 1991), đi liền với chủ trương chấp thuận cho đảng viên được làm kinh tế tư nhân, kể cả kinh tế tư bản tư nhân3. Như vậy, tầng lớp doanh nhân, bao gồm cả tư bản tư nhân, được đặt vào thành phần nhân dân làm chủ xã hội cùng với các tầng lớp lâu nay được gọi là nhân dân lao động (công nhân, nông dân, trí thức, tiểu thương, tiểu chủ và những người lao động khác). Đáng chú ý là cũng tại Đại hội VII năm 1991, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế — xã hội đến năm 2000, khi xác định quan điểm cơ bản về sự phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đã nêu “xã hội do nhân dân làm chủ,... xoá bỏ áp bức, bất công”4. Chiến lược này cũng được Đại hội VII thông qua thành nghị quyết (dưới đây gọi là Chiến lược 1991) và đã tác động tích cực đến việc đổi mới chính sách và thái độ của Nhà nước đối với doanh nhân. Tuy nhiên, sự thiếu thống nhất giữa Chiến lược 1991 với Cương lĩnh 1991 về quan điểm nêu trên phải đến Đại hội X, nghĩa là sau 15 năm mới được giải quyết. Quan điểm thiếu rành mạch và không dứt khoát như vậy kéo dài quá lâu, ảnh hưởng không tốt đến việc hoạch định chính sách. Nhận thức “ai làm chủ” đã được khai thông, nhưng không thể nói như vậy đối với vấn đề quan trọng và phức tạp hơn “nhân dân làm chủ như thế nào? quyền dân chủ được thực hiện ra sao?” Thật vậy, hãy xem các quyền và trách nhiệm của công dân quy định trong Hiến pháp hiện hành (đặc biệt là quyền về ngôn luận, về lập hội, về tiếp nhận thông tin...) đã được thấu suốt, coi trọng và thực hiện như thế nào trong thực tế? Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được Đại hội VI đặt thành “nền nếp hàng ngày của xã hội mới”5 đi vào cuộc sống như thế nào? Các cơ quan nhà nước do dân bầu ra có giữ đúng vị trí và thực hiện đầy đủ chức năng do Hiến pháp quy định hay không?... Mấy câu hỏi đó chưa phải là tất cả, song việc trả lời đúng sự thật cũng đủ cho thấy rõ quyền l ...
Tài liệu liên quan:
-
27 trang 350 2 0
-
Thảo luận đề tài: Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
98 trang 310 0 0 -
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 292 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 256 0 0 -
Luận văn: Thiết kế xây dựng bộ đếm xung, ứng dụng đo tốc độ động cơ trong hệ thống truyền động điện
63 trang 238 0 0 -
79 trang 231 0 0
-
Đồ án: Kỹ thuật xử lý ảnh sử dụng biến đổi Wavelet
41 trang 220 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 220 0 0 -
LUẬN VĂN: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP HỌC TÍCH CỰC VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN LỌC THƯ RÁC
65 trang 218 0 0 -
BIỄU MẪU HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH BẰNG GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
3 trang 217 0 0