Danh mục

Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel Phần V

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 131.82 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Biện chứng pháp của tinh thần là biện chứng pháp duy tâm của những hiện tượng tinh thần nhằm biện chính chế độ nhà nước của giai cấp bóc lột. Theo Hegel, tinh thần tức là lý tính đã tìm thấy mình trong thực tế, thấy thực tế là mình. Nó khác với lý tính ở trên (ở chương V) là tin tưởng chủ quan nhưng chưa thực hiện được. Ở đây, ý thức bản ngã đã tìm thấy mình trong thực tế; thấy thực tế là mình tức là đã thông cảm được với thế giới, thông cảm được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel Phần VTriết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel Phần VChương VI - TINH THẦNBiện chứng pháp của tinh thần là biện chứng pháp duy tâm của những hiện tượngtinh thần nhằm biện chính chế độ nhà nước của giai cấp bóc lột. Theo Hegel, tinhthần tức là lý tính đã tìm thấy mình trong thực tế, thấy thực tế là mình. Nó khácvới lý tính ở trên (ở chương V) là tin tưởng chủ quan nhưng chưa thực hiện được.Ở đây, ý thức bản ngã đã tìm thấy mình trong thực tế; thấy thực tế là mình tức làđã thông cảm được với thế giới, thông cảm được giữa chủ quan và khách quan: tứclà tinh thần. Có tinh thần là nắm được thế giới khách quan như mình: cái mà mìnhthấy xung quanh mình chính là mình, cái gì cũng là mình cả. Theo Hegel, tinhthần ấy diễn biến như sau:1 – Tinh thần tự nhiênLúc đầu, nó xuất hiện một cách trực tiếp tự nhiên, tự nhiên con người ấy có tinhthần, con người sống một đời sống mà mình thấy mình thông cảm với thực tếkhách quan. Xã hội mà thực hiện được tinh thần tự nhiên như thế là xã hội thànhthị Hy Lạp.Hegel đã theo truyền thông văn nghệ và tư tưởng cổ đại. Theo những tài liệu ấy,đời sống của người cổ Hy Lạp không có mâu thuẫn giữa cá nhân và tập thể. Họthấy một cách tự nhiên không phải cố gắng cái ý nghĩa tập thể. Họ tự nhiên thấymình thỏa mãn trong đời sống tập thể. Phân tích hiện tượng điều hòa tự nhiêntrong đó ta thấy vẫn có mâu thuẫn, nhưng mâu thuẫn thống nhất trực tiếp. Đó làmâu thuẫn giữa gia đình và nhà nước. Gia đình là đời sống cá thể của mọi người,nhà nước là đời sống đại thể. Gia đình cung[12] cấp công dân cho nhà nước. Tráilại, nhà nước là điều kiện cho gia đình phát triển sinh sống. Lúc nào mà gia đìnhphát triển mâu thuẫn đối với nhà nước, nghĩa là lợi ích cá thể của mình trái với lợiích của nhà nước, thì chiến tranh xuất hiện để củng cố quyền nhà nước đối với giađình. Khi có chiến tranh, gia đình phải hy sinh cho nhà nước, và nhà nước phảicủng cố, nhưng tuy thế trong đó vẫn có những mâu thuẫn để đi đến tiêu diệt xãhội, tiêu diệt sự điều hòa của xã hội Hy Lạp. Các thành thị tiêu diệt nhau, nhưnglại thống nhất hình thức. Cụ thể: nó thống nhất trong nhà nước La Mã. Dân khôngcòn là công dân. Một mặt, họ thực hiện được đời sống cá nhân không bị ràng buộctrong đời sống tập thể, vì khi có đế quốc La Mã thì không có đời sống tập thể nữa,nó chỉ là một đại thể hình thức, mỗi một cá nhân thực hiện đời sống riêng biệt củamình. Nhưng mặt khác, nó lại bị tổ chức nhà nước đàn áp, tiêu diệt mất nội dung;nó chỉ còn là đời sống riêng biệt có tính cách hình thức. Hiện tượng điều hòa giữacá nhân và tập thể một cách tự nhiên đã bị tiêu diệt. Cá nhân có quyền sống, cụ thểlà có quyền tư hữu, không bị ràng buộc bởi tập thể, nhưng quyền tư hữu đó chỉ làtrừu tượng, đã bị tổ chức nhà nước tiêu diệt mất nội dung. Vì thực tế là người nàocũng bị áp bức. Do hiện tượng ấy, cá nhân mà xuất hiện như thế thực ra khôngthực hiện được ý nghĩa chân chính trong đời sống cá nhân của nó, mà chỉ thựchiện bên ngoài thôi. Hegel gọi đó là hiện tượng tha hóa. Đời sống không còn tínhchất điều hòa tự nhiên nữa. Thế giới là ngoài nó, nhưng thế giới ngoài nó mà lạiphải nhận là thế giới của nó. Chính nó là thế giới của chủ nghĩa gia tộc đời TrungCổ, quan niệm rằng con người sống ở đời như thế là sống trong nhà tù, cho rằngmình là người ở trên trời bị đầy xuống trần gian.Phê phán:Tinh thần điều hòa trực tiếp, giữa cá nhân và xã hội, giữa chủ quan và khách quan,có phát triển trong giai đoạn Hy Lạp, và có củng cố chế độ nhà nước ở Hy Lạpthực, nhưng nguồn gốc của nó là ở đâu?Đây, có thể nói Hegel đã hoàn toàn bỏ qua cơ sở là chế độ chiếm hữu nô lệ. Hegelkhông biết đến cơ sở thực tế, vì không muốn nói đến. Vì nói đến thì không còntinh thần điều hòa ấy nữa. Chính tinh thần điều hòa ấy là một cách che lấp cái chếđộ nô lệ; biện chính chế độ ấy bằng cách che lấp chế độ ấy.Sở dĩ trong một thành thị các công dân có liên đới với nhau một cách chặt chẽ, đếnnỗi không ai đặt vấn đề đời sống cá nhân ngoài đời sống xã hội, chính là vì họcùng nhau bóc lột nô lệ. Họ không liên đới với nhau thì họ sẽ bị nô lệ chống lại.Sự điều hòa giữa gia đình và nhà nước, giữa quyền lợi tư và chung xuất phát từđấy. Nhà nước được củng cố, chiến tranh thôn tính các nhà nước khác, chỉ còn lạimột nhà nước La Mã, nhưng nhà nước La Mã lại xa cá nhân, nó không phải là nhànước mà mọi công dân đã đóng góp với tất cả tâm hồn của mình. Trái với nhànước Hy Lạp trước đó là nhà nước mà mọi người công dân cảm thấy là của nó.Còn nhà nước La Mã thì họ thấy chỉ là một bộ máy quan liêu xa họ. Sở dĩ chiếntranh có tác dụng hai mặt đối lập như vậy chính vì: một mặt chiến tranh là mộtphương thức để phát triển chế độ nô lệ (có chiến tranh mới bắt được tù binh làmnô lệ), trong thành thị mọi công dân đều liên đới với nhau trong công việc bắt nôlệ ấy; nhưng một mặt khác, bắt nô lệ mãi thì những nước đến cướp nô lệ dần dầncũng chuyển lên c ...

Tài liệu được xem nhiều: