Danh mục

triết học mác - lênin - nguyễn thị hồng vân - 4

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.28 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (32 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 6: Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật riêng mình dùng, Nhưng về sau, nhờ có sự phân công lao động, kinh nghiệm sản xuất của con người cũng được tích luỹ, con người đã sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, dẫn đến có sản phẩm dư thừa. Khi đó, sự trao đổi sản phẩm trở nên thường xuyên hơn và biến thành hiện tượng tất nhiên của xã hội. Sự chuyển hóa giữa tất nhiên và ngẫu nhiên còn thể hiện ở chỗ, khi xem xét trong mối quan hệ này, thông...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
triết học mác - lênin - nguyễn thị hồng vân - 4 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chương 6: Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật riêng mình dùng, Nhưng về sau, nhờ có sự phân công lao động, kinh nghiệm sản xuất của con người cũng được tích luỹ, con người đã sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, dẫn đến có sản phẩm dư thừa. Khi đó, sự trao đổi sản phẩm trở nên thường xuyên hơn và biến thành hiện tượng tất nhiên của xã hội. Sự chuyển hóa giữa tất nhiên và ngẫu nhiên còn thể hiện ở chỗ, khi xem xét trong mối quan hệ này, thông qua mặt này thì sự vật, hiện tượng đó là cái ngẫu nhiên, nhưng khi xem xét trong mối quan hệ khác thông qua mặt khác thì sự vật, hiện tượng đó lại là cái tất nhiên. Như vậy, ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có ý nghĩa tương đối. Do vậy không nên cứng nhắc khi xem xét sự vật, hiện tượng. 6.2.3.3. Một số kết luận về mặt phương pháp luận Vì cái tất nhiên là cái trong những điều kiện nhất định dứt khoát phải xảy ra và phải xảy ra đúng như thế này chứ không thể thế khác, còn cái ngẫu nhiên là cái có thể xảy ra cũng có thể không xảy ra, có thể xảy ra thế này, cũng có thể xảy ra thế khác. Cho nên, trong hoạt động thực tiễn, ta cần dựa vào cái tất nhiên chứ không thể dựa vào cái ngẫu nhiên. Nhưng không phải vì thế mà có thể bỏ qua cái ngẫu nhiên, vì tuy cái ngẫu nhiên không chi phối sự phát triển của sự vật, nhưng nó có ảnh hưởng đến sự phát triển ấy, đôi khi có thể làm cho tiến trình phát triển bình thường của sự vật đột nhiên biến đổi. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn cần có các phương án hành động dự phòng cho trường hợp các sự biến ngẫu nhiên xuất hiện. Có như vậy mới tránh được bị động trong các hoạt động thực tiễn. - Vì cái tất nhiên bao giờ cũng biểu lộ ra ngoài thông qua cái ngẫu nhiên, vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên, cho nên muốn nhận thức cái tất nhiên cần bắt đầu từ nghiên cứu rất nhiều cái ngẫu nhiên. - Cái ngẫu nhiên là hình thức trong đó ẩn nấp cái tất nhiên, cho nên trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn không nên bỏ qua cái ngẫu nhiên, mà bao giờ cũng phải chú ý tìm ra cái tất nhiên ẩn giấu đằng sau những cái ngẫu nhiên đó. - Cái ngẫu nhiên không chỉ là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, mà còn là cái bổ xung cho tất nhiên, do đó, ta phải nghiên cứu cái ngẫu nhiên để có thể biết cách ngăn ngừa hạn chế những ngẫu nhiên có hại và lợi dụng những ngẫu nhiên có lợi. - Không phải cái chung nào cũng đồng thời là cái tất nhiên, cho nên vạch ra được cái chung chưa có ý nghĩa là đã vạch ra được cái tất nhiên. Đó mới chỉ là một bước trên con đường vạch ra cái tất nhiên mà thôi. - Trong những điều kiện nhất định, cái tất nhiên có thể biến thành cái ngẫu nhiên, và ngược lại, cho nên cần chú ý tạo ra những điều kiện cần thiết hoặc để tạo điều kiện, hoặc để ngăn trở sự chuyển hoá đó diễn ra tùy theo yêu cầu của hoạt động thực tiễn. 6.2.4. Nội dung và hình thức 6.2.4.1. Khái niệm nội dung và hình thức Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật. Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật ấy, là hệ thống các mối quan hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó. 98 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chương 6: Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật Phân biệt giữa hình thức và cái bề ngoài: Hình thức trong phạm trù nội dung-hình thức: không phải hình thức bề ngoài, cái bao bọc bên ngoài nội dung, bên ngoài sự vật, mà là cái hình thức bên trong sự vật, tức là cơ cấu bên trong của nội dung. Ví dụ trong một tác phẩm văn học: + Hình thức: bố cục của tác phẩm, là các hình tượng nghệ thuật, là ngôn ngữ, phong cách bút pháp v.v... được dùng để diễn đạt nội dung, diễn đạt những tư tưởng, những vấn đề của cuộc sống mà tác phẩm muốn nêu lên. Đây mới chính là hình thức trong phạm trù nội dung - hình thức. + Hình thức bề ngoài: kích thước, hình dáng, màu sắc, sự trang trí... nó không đóng vai trò quan trọng. 6.2.4.2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức a. Sự thống nhất và gắn bó khăng khít giữa nội dung và hình thức. Nội dung và hình thức không tách rời, mà lại gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau. Không có một hình thức nào lại không chứa đựng nội dung, ngược lại, cũng không có nội dung nào lại không tồn tại trong hình thức. Tuy nhiên, khẳng định điều đó không có nghĩa là một nội dung bao giờ cũng chỉ được thể hiện ra trong một hình thức nhất định. Và một hình thức ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: