Danh mục

TRIẾT HỌC NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 119.18 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành và những sự thay đổi về chất và ngược lại. a. Khái niệm về lượng. Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRIẾT HỌC NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1 TRIẾT HỌC NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành và những sự thay đổi về chất và ngược lại. a. Khái niệm về lượng. Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật. Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó. Lượng của sự vật không phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người. Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm,… bên cạnh đó có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát, có những lượng biểu thị yếu tố kết cấu bên trong của sự vật (số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hoá học), có những lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự vật (chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật). Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối. Điều này phụ thuộc vào từng mối quan hệ cụ thể xác định. Có những tính quy định trong mối quan hệ này là chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lại biểu thị lượng của sự vật và ngược lại. Điều này cũng có nghĩa là dù số lượng cụ thể quy định thuần tuý về lượng, song số lượng ấy cũng có tính quy định về chất của sự vật. b. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất. Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng. Chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật, quy định về lượng không bao giờ tồn tại nếu không có tính quy định về chất và ngược lại. Sự vật, hiện tượng bao giờ cũng là thể thống nhất của 2 mặt đối lập về lượng và chất. Lượng nào chất ấy, chất nào lượng ấy. không có chất, lượng tồn tại tách rời nhau. Sự thống nhất giữa L-C, được thể hiện trong giới hạn nhất định gọi là “độ”. Vậy “độ là giới hạn trong đó sự thống nhất giữa lượng và chất”. hay “độ” là giới hạn mà ở đó sự biến đổi về lượng nhưng không biến đổi về chất. sự vật, nó còn là nó, nó chưa là cái gì. Sự vật biến đổi khi chất lượng biến đổi. nhưng chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt biến động hơn. Lượng biến đổi trong giới hạn “độ” thì sự vật chưa biến đổi. nhưng, lượng biến đổi “vượt độ” thì nhất định gây nên sự biến đổi về chất. chất biến đổi thì sự vật biến đổi. chất biến đổi gọi là “nhảy vọt”. nhảy vọt là bước ngoặt của sự thay đổi về lượng đưa dến sự thay đổi về chất. sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời. nhảy vọt xảy ra tại “điểm nút”. Điểm nút là tột đỉnh của giới hạn, tại đó diễn ra sự nhảy vọt. Lượng biến thành chất phải có điều kiện, không phải cứ tăng, giảm đơn thuần về lượng trong bất kỳ điều kiện nào cũng đưa đến sự thay đổi về chât. Nước sộ 100 0C bốc thành hơi nước, chỉ xảy ra trong áp xuất bình thường. Chất mới ra đời, đò hỏi lượng mới, tương ứng với nó, chính đây là chiều ngược lại quy định sự biến đổi về lượng. sự quy định này thể hiện ở chỗ : làm cho quy mô, tốc độ, nhịp điệu, giới hạn vận động, phát triển của lượng thay đổi. QL này có tính phổ biến. được thể hiện trong mọi lĩnh vực của thế giới: cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong xã hội, lực lượng sản xuất phát triển vượt “độ”, đưa đến sự thay quan hệ sản xuất, xã hội cũ mất đi, xã hội mới ra đời. Tóm lại: QL “từ những sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại” là thể hiện quan hệ biện chứng giữa 2 mặt lượng và chất trong sự vật. chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt thường xuyên biến đổi. lượng biến đổi mâu thuẫn với khuôn khổ của chất cũ, chất mới ra đời, chất cũ mất đi…cứ thế, quá trình tác động biện chứng giữa 2 mặt lượng và chất, tạo nên cách thức vận động phát triển của sự vật. thể hiện sự thống nhất giữa tính liên tục và tính đứt đoạn trong sự vận động phát triển của sự vật. 2 c. Ý nghĩa phương pháp luận. Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại có thể rút ra các kết luận có ý nghĩa phương pháp luận sau đây: Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích luỹ dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định thực hiện bước nhảy để chuyển về chất. Do đó trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải biết từng bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật. Về nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn phải khắc phục cả hai khuynh hướng tả khuynh và hữu khuynh. Tả khuynh là tư tưởng nôn nóng, vội vàng, thường không chú ý tích lũy về lượng. trong hoạt động thực tiễm chủ quan duy ý chí cho rằng phát triển chỉ gồm những bước nhảy liên tục, phủ nhận sự cần thiết phải tích lũy về lượng. Còn hữu khuynh là tư tưởng ngại khó, ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:

tư tưởng hồ chí minh triết học cao đẳng- đại học

Gợi ý tài liệu liên quan: