Danh mục

Trình bày quá trình hoàn thiện đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 307.03 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (2/1930) đã thông qua chính cương vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo nhấn mạnh chủ trương chiến lược là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Về phương diện chính trị phải “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trình bày quá trình hoàn thiện đường lối cách mạng của Đảng cộng sản ViệtTrình bày quá trình hoàn thiện đường lối cách mạng của Đảng cộng sảnViệt Nam I. Mở đầu. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (2/1930) đã thông qua chính cương vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo nhấn mạnh chủ trương chiến lược là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Về phương diện chính trị phải “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”. Đó là đường lối chính trị hoàn toàn đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, hướng vào giải quyết mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến và định hướng phát triển theo nội dung và xu thế của thời đại. Phong trào cách mạng nước ta từ Xô viết Nghệ - Tĩnh những năm 1930-1931 đến cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là quá trình vừa thực hiện, vừa khảo nghiệm, tổng kết thực tiễn, khẳng định tính đúng đắn và bổ sung, phát triển hoàn chỉnh đường lối đó – đường lối cách mạng giải phóng dân tộc. Để giải quyết mục tiêu quan trọng hàng đầu của cách mạng hiện nay là độc lập dân tộc, với tinh thần độc lập tự chủ sáng tạo, Ban chấp hành Trung Ương Đảng đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đã được hoàn thiện qua từng giai đoạn lịch sử, thể hiện qua 3 hội nghị 6 (11/1939), hội nghị 7(11/1940), hội nghị 8 (5/1941). II. Nội dung 1. Những chuyển biến lịch sử đã tạo ra những bước tiến mới cho cuộc cách mạng ở Việt Nam. Ngày 1 – 9 – 1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, khai màn cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ở bên Pháp, mặt trận bình dân Pháp bị lật đổ, Chính phủ phản động mới lên thay đã tăng cường đàn áp cách mạng ở 1 chính quốc và các nước thuộc địa. Ở Đông Dương, thực dân Pháp ra sức vơ vét của cải tiền bạc, sức người để phục vụ cho chiến tranh. Chúng thi hành chính sách “cai trị thời chiến” cực kì tàn bạo:  Về chính trị : tăng cường đàn áp.  Về kinh tế : tăng cường bóc lột để phục vụ chiến tranh.  Về quân sự: tăng cường bắt lính (7 vạn người Việt Nam bị đưa sang Pháp phục vụ cho chiến tranh ) Chúng đã phát xít hóa bộ máy chính trị, tiếp tục thực hiện chế độ trực trị, chia cắt về lãnh thổ, nô dịch về văn hóa, thủ tiêu mọi quyền tự do, dân chủ đã thực hiện trong thời kì 1936 – 1939. Chúng điên cuồng tấn công Đảng Cộng Sản và các đoàn thể quần chúng do Đảng lãnh đạo, tăng cường đàn áp phong trào cách mạng, đồng thời ra lệnh tổng động viên, bắt phu bắt lính phục vụ cho cuộc chiến tranh đang ngày càng ác liệt.1 Nhiều biện pháp đàn áp về kinh tế đã được thực hiện để vơ vét sức người sức của để phục vụ cho cuộc chiến tranh đế quốc, như tăng thuế, trưng thu, trưng dụng phục vụ cho quân đội, kiểm soát trực tiếp các ngành xuất nhập khẩu. Tất cả những điều đó làm cho mâu thuẫn chủ yếu vốn có của xã hội Đông Dương là mâu thuẫn giữa đế quốc Pháp và các dân tộc bị áp bức càng thêm gay gắt. Lòng phẫn uất sục sôi của quần chúng sẽ “đẩy nhanh quá trình hóa cách mạng”. Đó chính là cơ sở để Đảng ta phát động một cao trào giải phóng dân tộc. Thêm vào đó, tháng 9 – 1940, Nhật nhảy vào Đông Dương, thực dân Pháp từng bước đầu hàng và dâng Đông Dương cho Nhật. P háp và Nhật câu kết với nhau bóc lột nhân dân Đông Dương, đẩy nhân dân ta vào cảnh sống “một cổ hai tròng”. Điều này làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân ta và Nhật – Pháp ngày càng căng thẳng hơn bao giờ hết. Bối cảnh thế giới và trong nước thời kỳ nay ta tạo ra cho cách mạng vô số những thuận lợi và khó khăn.1 Xem phụ lục 1. 2 Ngày 28/9/1939 toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm tuyêntruyền ,cộng sản, cấm lưu hành , tàng trữ tài liệu cộng sản, đặt Đảng CộngSản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật, giải tán các hội hữu ái, nghiệpđoàn và tịch thu tài sản các tổ chức đó, đóng cửa các tờ báo và nhà xuấtbản, cấm hội họp và tụ tập đông người. Bên cạnh đó việc trưng thu, trưngdụng vơ vét sức người, sức của để phục vụ cho chiến tranh đế quốc đãkhiến cho đời sống nhân dân ta càng lúc càng cùng cực, nền kinh tế củanước ta lúc này vẫn đang trong tình trạng trì trệ, chỉ tập trung vào một sốngành như khai thác mỏ, đồn điền cao su…Khi Nhật chiếm nước ta thì lạibắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay. Nhân dân ta chịu cảnh “một cổ bị haitròng” với những áp bức bóc lột nặng nề: sưu cao, thuế nặng, nhiều thứthuế vô lý đẩy người dân vào cảnh bần hàn, có nhiều người phải bán cảcon mình lấy tiền nộp thuế. Tình hình kinh tế nước ta lúc nay rơi vàokhủng hoảng, nhiều người phải thoát li vào làm cho các đồn điền cao su ...

Tài liệu được xem nhiều: