Danh mục

Tro bay sử dụng cho bê tông đầm lăn ở các dự án thủy điện

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 109.33 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Gần đây, nhiều đập lớn đã áp dụng công nghệ bê tông đầm lăn (RCC) thaythế cho công nghệ bê tông thông thường. Khi đó, vấn đề quan trọng là phảixác định được nguồn cung cấp vật liệu kết dính (Pozzolan)...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tro bay sử dụng cho bê tông đầm lăn ở các dự án thủy điện Tro bay sử dụng cho bê tông đầm lăn ở các dự án thủy điệnGần đây, nhiều đập lớn đã áp dụng công nghệ bê tông đầm lăn (RCC) thaythế cho công nghệ bê tông thông thường. Khi đó, vấn đề quan trọng là phảixác định được nguồn cung cấp vật liệu kết dính (Pozzolan)...Đối với các công trình thuỷ điện, ngoài các yếu tố kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởnglớn đến hiệu quả kinh tế kỹ thuật của công trình, công tác xây dựng đập và cáccông trình thuỷ công phụ trợ cho đập đóng một vai trò rất quan trọng và ảnhhưởng lớn đến hiệu quả của dự án.Trong những năm gần đây, để tăng hiệu quả kinh tế dự án thông qua việc áp dụngcác giải pháp kỹ thuật tiên tiến trong công tác xây dựng đập thuỷ điện, nhiều dự ántrên thế giới và Việt Nam đã áp dụng công nghệ bê tông đầm lăn (RCC) thay thếcho công nghệ bê tông thông thường ở các đập thuỷ điện có công suất trung bìnhvà lớn.Để áp dụng được công nghệ bê tông đầm lăn, vấn đề quan trọng là phải xác địnhđược nguồn cung cấp vật liệu kết dính (Pozzolan) theo 2 hướng: Sử dụng vật liệuPozzolan tự nhiên từ các mỏ Pozzolan hiện có (phương án này theo đánh giá củacác chuyên gia là khó khả thi ở điều kiện Việt Nam); hoặc sử dụng tro bay từ cácnhà máy nhiệt điện (có tính khả thi cao về kỹ thuật, trữ lượng và đáp ứng đượcnhu cầu sử dụng trong thời gian ngắn).Qua nghiên cứu đánh giá của các chuyên gia tư vấn cho dự án Thuỷ điện Sơn La,về cơ bản, tro bay của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại có thành phần lý hoá và cácchỉ tiêu kỹ thuật đáp ứng yêu cầu làm vật liệu kết dính cho công nghệ bê tông đầmlăn. Duy nhất tồn tại là cần thiết phải giảm hàm lượng cácbon không cháy hết(UCB) tương đương với chỉ tiêu mất khi nung (LOI) trong tro hiện tại từ 16,34 -22,00% xuống còn 6%, độ ẩm 3% theo yêu cầu. Tuy nhiên, điều này không phảilà vấn đề nan giải khi các công nghệ chế biến tro bay nhà máy nhiệt điện thành trobay có thể sử dụng làm phụ gia bê tông trên thế giới đã trở nên phổ biến.Căn cứ theo các báo cáo Quy hoạch phát triển nguồn điện gần đây thì trong giaiđoạn 2006 - 2010, sẽ khởi công đưa vào vận hành khoảng 40 dự án thuỷ điện cóquy mô công suất từ 30 MW trở lên, tổng công suất các dự án này khoảng 4.850MW. Các dự án này dự kiến sử dụng 70% bê tông đầm lăn, khoảng 12,6 triệu m3.Với khối lượng bê tông dùng công nghệ đầm lăn nói trên, dự kiến cần khoảng 1,7 -2 triệu tấn phụ gia.Giai đoạn sau năm 2010, do số lượng và quy mô công suất của dự án thuỷ điệntăng lên đáng kể nên nhu cầu phụ gia bê tông cho công nghệ bê tông đầm lăn cũngtăng tương ứng. Dự kiến, bình quân hằng năm nhu cầu phụ gia cho bê tông đầmlăn nằm trong khoảng 200.000 - 300.000 tấn/năm. Đặc biệt, đối với dự án Nhàmáy Thuỷ điện Sơn La có công suất 2.400 MW, khối lượng bê tông đầm lăn cầnphải sử dụng là 4,4 triệu m3.Xuất phát từ các nghiên cứu về tro bay sử dụng trong công nghệ bê tông đầm lăn ởtrên, một trong những đơn vị có thể cung cấp tro bay đảm bảo yêu cầu chất lượng,số lượng theo yêu cầu tiến độ xây dựng đập chứa nước Nhà máy Thuỷ điện SơnLa là Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại. Dây chuyền xử lý tro bay được EVNquyết định đầu tư đặt tại Phả Lại, trên khuôn viên diện tích khoảng 2,23 ha, ngaycạnh Công ty. Nguồn tro bay nguyên liệu được lấy từ dây chuyền 2 của Nhà máy.Hiện nay, Công ty có thể cung cấp 326.000 tấn tro bay/năm. Nếu chọn được dâychuyền xử lý tro bay phù hợp thì Công ty có thể cung cấp lượng tro bay qua xử lýlà 200.000 tấn/năm trở lên.Để xử lý lượng tro bay làm phụ gia cho công nghệ bê tông đầm lăn đòi hỏi phải cócông nghệ hoàn chỉnh để tách cácbon ra khỏi tro bay đạt yêu cầu tiêu chuẩn MỹASTM C618-97 đối với tro bay loại F. Trong thời gian qua, được EVN giao nhiệmvụ tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng dây chuyền xử lý tro bay, Công ty cổphần Nhiệt điện Phả Lại đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, đẩy nhanh tiến độ dự ántheo yêu cầu. Tuy nhiên, do công nghệ lựa chọn để tuyển tro bay là mới mẻ vàchưa có dự án tương tự nào được triển khai tại Việt Nam nên vẫn chưa lựa chọnđược nhà thầu đáp ứng yêu cầu công việc đề ra.Để rút ngắn các thủ tục từ khi chuẩn bị đầu tư, đầu tư và sử dụng, tăng cường tráchnhiệm, EVN đã chính thức giao cho Ban QLDA Nhà máy Thuỷ điện Sơn La thựchiện tiếp dự án này. Tin rằng, dự án này sẽ thực hiện thành công, cung cấp sảnphẩm tro sạch làm phụ gia bê tông đầm lăn, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chấtlượng cho công trình xây dựng đập chứa nước của Nhà máy Thuỷ điện Sơn La.Trên thế giới, các công nghệ chế biến tro bay nhà máy nhiệt điện thành tro bay sửdụng làm phụ gia bê tông bao gồm:Công nghệ tuyển nổi:Nguyên lý của công nghệ tuyển nổi tro bay là dùng chất tạo váng có chuỗi cácboncao hơn ốctan (thường dùng dầu hoả) để bao bọc lấy các hạt cácbon làm các hạtnày trở nên kỵ nước (không thấm nước). Khi được khuấy trộn mạnh trong một bểnước sục không khí, các hạt cácbon kỵ nước bám vào các bọt khí tạo ra, nhờ đónổi lên trên bề mặt ...

Tài liệu được xem nhiều: