Danh mục

Trời trở lạnh, dễ suy tim

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.56 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thời tiết thay đổi, tai biến về tim mạch sẽ tăng cao nếu chúng ta thiếu nhận thức về nguy cơ bệnh tim mạch và không lưu ý cách phòng tránh Những lúc giao thời, mùa nóng chuyển sang mùa mưa hay khí hậu bỗng chuyển lạnh đột ngột thường là lúc tỉ lệ tai biến về tim mạch tăng lên cao hơn so với những thời điểm khác trong năm, đặc biệt đối với người đang có bệnh tim.Khi thời tiết trở lạnh, rất cần luyện tập thân thể điều độ. Trong ảnh: Luyện tập tại CLB Yết Kiêu,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trời trở lạnh, dễ suy timTrời trở lạnh, dễ suy timThời tiết thay đổi, tai biến về tim mạch sẽ tăng cao nếu chúng ta thiếunhận thức về nguy cơ bệnh tim mạch và không lưu ý cách phòng tránhNhững lúc giao thời, mùa nóng chuyển sang mùa mưa hay khí hậu bỗngchuyển lạnh đột ngột thường là lúc tỉ lệ tai biến về tim mạch tăng lên caohơn so với những thời điểm khác trong năm, đặc biệt đối với người đang cóbệnh tim. Khi thời tiết trở lạnh, rất cần luyện tập thân thể điều độ. Trong ảnh: Luyện tập tại CLB Yết Kiêu, quận 1 – TPHCM. Ảnh: HỒNG THÚYÍt vận động, tăng nguy cơSở dĩ có tình trạng nêu trên là vì:- Khi thời tiết trở lạnh, nhu cầu ôxy của cơ thể tăng cao nên tim phải làmviệc nhiều hơn để cung cấp đủ ôxy cho cơ thể nhằm chống lạnh. Đó là lý dokhiến cơn đau tim và suy tim xuất hiện nhiều hơn khi thời tiết trở lạnh độtngột.- Khi gặp lạnh, cơ thể phản ứng bằng cách co mạch máu ngoại biên ở tay,chân làm huyết áp tăng cao. Hậu quả là tăng nguy cơ xuất huyết não.- Thêm một phát hiện mới là lúc giao mùa sẽ kèm theo biến đổi lực hút tĩnhđiện giữa các khối không khí nóng, lạnh làm mạch máu kém đàn hồi hơn.Các biến đổi này cùng với việc ít vận động trong mùa lạnh làm tăng nguy cơhình thành cục máu đông trong lòng mạch máu tại tim và não làm tăng tỉ lệcác bệnh lý mạch vành cấp và nhồi máu não.Dấu hiệu nhận biết sớmĐể giảm thiểu hậu quả do tai biến tim mạch, chúng ta cần biết các dấu hiệusau đây nhằm phát hiện sớm nguy cơ tai biến:- Tăng huyết áp: Dấu hiệu nhức đầu phía sau gáy hay trước trán, thườngvào buổi sáng, đôi khi kéo dài cả ngày; chóng mặt, cảm giác đi đứng khôngvững và hơi nặng đầu; mệt, cảm giác nặng ở ngực và hơi khó thở; yếu liệttay chân vài giây đến vài phút; chảy máu cam nhiều lần, giọt nhanh và nhiềurồi cầm lại. Nếu cao huyết áp không được chữa trị sớm, tình trạng chảy máucam sẽ xảy ra nhiều lần.- Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua: Cảm giác nặng hoặc yếu tay,chân làm rớt đồ vật đang cầm, té ngã, thay đổi dáng đi, mất đồng bộ phốihợp trong vận động, thay đổi về cảm giác (tê rần, kiến bò, nói lộn xộn, mấtthăng bằng, chóng mặt...), kèm theo các triệu chứng như thay đổi đơn thuầnvề ý thức, cơn choáng, ngất xỉu...- Thiếu máu cơ tim cục bộ: Cảm giác đau ngực trái vùng trước tim, đôi khichỉ thấy khó chịu hoặc cảm giác nặng đè ép sau xương ức lan đến cổ, hàm,vai trái, cánh tay trái. Thời gian cơn đau thắt ngực kéo dài vài giây đến vàiphút và thường không quá năm phút.Năm lưu ýLúc thời tiết thay đổi, nếu chúng ta có nhận thức về nguy cơ bệnh tim mạchvà lưu ý cách phòng tránh thì vẫn có thể giữ gìn tốt sức khỏe để làm việc.Cụ thể lưu ý: 1. Uống đều đặn thuốc tim mạch do bác sĩ chỉ định. 2. Theodõi huyết áp tại nhà 2 lần/ngày (buổi sáng đo sau khi ngủ dậy 60 phút và tốisau khi ăn chiều ít nhất 2 giờ). 3. Giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với lạnh độtngột như tắm nước lạnh, ra mưa lạnh. 4. Thể dục hay thể thao phù hợp vớisức khỏe của tim và điều độ cả sáng và chiều. 5. Không hút thuốc lá và uốngnhiều rượu.Tai biến tăng cao vào tháng 6, 7Theo GS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch họcViệt Nam, hằng năm, tai biến tim mạch tăng cao tập trungvào các tháng 6, 7. Các nghiên cứu khác cũng cho thấytrong năm, tần suất bệnh nhồi máu não khởi phát nhiềunhất vào tháng 6 (tăng 18,4% so với các tháng khác), sauđó giảm dần rồi tăng lại vào tháng 12 và tháng 1 c ủa nămsau.Cũng theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Tim mạch tạiHoa Kỳ, khi nhiệt độ môi trường giảm đột ngột trên 4OCsẽ tác động xấu đến bệnh tim, như thiếu máu cục bộ, tănghuyết áp và suy tim.

Tài liệu được xem nhiều: