Thông tin tài liệu:
Phương pháp độc đáo này sắp sửa được đưa vào áp dụng rộng rãi cho bà con nông dân. Nhiều chuyên gia đánh giá phương pháp này sẽ mở ra những hướng canh tác mới hiệu quả hơn, nhất là đối với cây trồng ngắn ngày. Nguyễn Quang Ngọc xuất thân là một nông dân chính hiệu có tư duy làm kinh tế. Năm 1997, anh nông dân trẻ tuổi quyết định bỏ đồng bằng lên tận vùng Dăk Lăk thưa thớt dân cư để một mình làm chủ, canh tác trang trại rộng hơn 100 ha. Trong quá trình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trồng cây không cần tưới nước Trồng cây không cần tưới nướcPhương pháp độc đáo này sắp sửa được đưa vào áp dụng rộngrãi cho bà con nông dân. Nhiều chuyên gia đánh giá phươngpháp này sẽ mở ra những hướng canh tác mới hiệu quả hơn, nhấtlà đối với cây trồng ngắn ngày.Nguyễn Quang Ngọc xuất thân là một nông dân chính hiệu có tưduy làm kinh tế. Năm 1997, anh nông dân trẻ tuổi quyết định bỏđồng bằng lên tận vùng Dăk Lăk thưa thớt dân cư để một mìnhlàm chủ, canh tác trang trại rộng hơn 100 ha.Trong quá trình làm việc tại đây, anh Ngọc nhận ra rằng cây cốitrang trại mình chỉ phải dừng lại ở một mức độ phát triển nàođấy, bởi nước ở đây quá thiếu thốn. Vùng đất này hễ nắng thìnóng rát da mà mưa thì sầm sập, rả rích có khi đến cả tháng trời.Mùa mưa, nước tuy nhiều nhưng chỉ gây ngập úng, nước giữ lạimột ít thì mùa khô đốt cháy, nước bốc hơi nhanh chóng. Câychậm phát triển. Chuyến làm ăn heo hút ấy anh Ngọc trắng taycũng vì nguồn nước.Không còn cách nào hơn, anh nông dân Nguyễn Quang Ngọc lạivề lại TPHCM, làm đủ mọi nghề để sinh sống. Rồi anh chuyểnsang trồng rau sạch. Anh nhận ra rằng nếu có môi trường ẩm tốthơn, chắc chắn năng suất sẽ tăng cao hơn nữa.Nhiều đêm, người nông dân ấy đều nằm mông lung suy nghĩ:Tại sao một vùng cao so với mực nước biển như Dăk Lăk, đàosâu xuống 28m - 30m sẽ có nước mà ngay tại TPHCM, cũngphải đào sâu chừng ấy mới có nước?Tại sao sa mạc không bao giờ có nước mà rừng Nam Cát Tiên,Trường Sơn… độ ẩm lại cao đến như thế, nước bao giờ cũngnhiều? Anh cũng mày mò đọc các tài liệu về các khu rừng, cácvùng đất khắp nơi trên thế giới.Đến đây thì anh đã nhận ra: Dưới đất có phân tầng và nước dichuyển theo mao mạch dù sự phân tầng ấy có như thế nào đinữa. “Bình trồng cây theo quy luật thiên nhiên” được ra đời từnhững ngày nghiền ngẫm như thế.Các bình này mang tính chất như một chậu cây có phân làmnhiều tầng. Tầng dưới cùng là nước. Trên đó sẽ có một khoảngtrống để thoát khí. Trên cùng là đất ẩm. Từ tầng dưới cùng dẫnlên đất ẩm có các cột thẩm thấu bằng vải, xơ…Nước do người trồng chủ động cung cấp sẽ ở lại một mức nàođó theo hai nguyên lý: thẩm thấu và trọng lực (bất kể vật gì nặnghơn khí sẽ chìm xuống dưới). Nước mưa sẽ buộc phải đi theocon đường người trồng định sẵn ngấm xuống dưới cùng. Nhưvậy, sẽ không bao giờ có cảnh thiếu nước hoặc dư nước làm úngcây trồng.Mở ra hướng canh tác mớiNhững lúc ngồi xem truyền hình, thấy những người nông dânphải trồng cây trên những triền núi dốc, anh Ngọc đã vẽ ra trongđầu một hướng đi cho sản phẩm của mình để giúp đỡ họ.Chỉ cần bỏ công cải tạo đất theo nguyên lý phân tầng của anh,cho dù triền núi ấy dốc đến 45 độ cũng có thể canh tác được.Nguồn nước ổn định, lại không sợ xói mòn, không sợ mưa lũ,nắng hạn, người trồng trọt tốn rất ít công sức đã có thể thu hoạchđược sản phẩm với năng suất cao.Phương pháp này càng dễ dàng áp dụng hơn với các loại rau,quả thu hoạch ngắn ngày, vì với các loại sản phầm trồng trọtnày, không cần phải thay nước một lần nào.Cho đến lúc này, anh Ngọc đã có tất cả 4 bằng sáng chế được tổchức Sở hữu trí tuệ thế giới cấp là: “Bình trồng cây theo quy luậttự nhiên”, “Máy phun phân, phun sương tiết kiệm năng lượng”,“Van đóng mở tự động” và “Hệ thống trồng cây trên mặtnghiêng”.Anh Ngọc khẳng định Cty của anh sẽ truyền đạt hết cho ngườitrồng trọt những phương pháp này để canh tác tốt hơn với sảnphẩm của mình.Những sản phẩm này sắp tới sẽ song song xuất hiện tại hai thịtrường được xem là tiềm năng lớn nhưng khó khăn là Mỹ vàTrung Quốc. “Tại sao chúng ta lại không thể bán những sángchế này cho nước ngoài trong khi đó là những sản phẩm độcquyền, không sợ bị cạnh tranh?”.