Danh mục

Trong cõi - GS. Trần Quốc Vượng

Số trang: 182      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.41 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 34,000 VND Tải xuống file đầy đủ (182 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong cõi do GS. Trần Quốc Vượng biên soạn trình bày như sau: Vài suy nghĩ tản mạn về trống đồng, mấy ý kiến về trống đồng và tâm thức Việt cổ, từ huyền tích đến lịch sử (mấy vấn đề phương pháp luận và phương pháp cụ thể),...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trong cõi - GS. Trần Quốc VượngTRONG CÕITác giả: GS. Trần Quốc VượngCung cấp: MilouĐánh máy: annonymous & tottochanTháng 1-2006MỤC LỤC1. Vài suy nghĩ tản mạn về trống đồng ............................................................................. 32. Mấy ý kiến về trống đồng và tâm thức Việt cổ........................................................... 173. Từ huyền tích đến lịch sử (mấy vấn đề phương pháp luận và phương pháp cụ thể) .. 314. Tây Sơn Quang Trung và công cuộc đổi mới đất Việt ở thế kỷ XVIII ...................... 405. Đô thị cổ Việt Nam ..................................................................................................... 476. Vị thế địa-lịch sử và bản sắc địa-văn hoá của Hội An................................................ 647. Một cách nhìn văn hoá học về Văn Miếu - Quốc Tử Giám........................................ 728. Hội hè dân gian ........................................................................................................... 759. Căn bản triết lý người anh hùng Phù Đổng và hội Gióng........................................... 8010. Triết lý trầu cau........................................................................................................... 8811. Triết lý bánh chưng bánh dày ..................................................................................... 9112. Một thời đã qua, một thời đang tới... .......................................................................... 9413. Dân gian và bác học.................................................................................................. 10114. Việt Nam: 100 năm giao thoa văn hoá Đông-Tây .................................................... 12615. Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia (Kinhnghiệm điền dã)............................................................................................................... 15016. Xây dựng một nền văn hoá Việt Nam nhân bản, dân tộc, dân chủ, khoa học .......... 17017. Nỗi ám ảnh của quá khứ ........................................................................................... 17621. Vài suy nghĩ tản mạn về trống đồngQuanh câu chuyện Hùng Vương dựng nước - được viết thành văn bản với ViệtĐiện U Linh, Đại Việt Sử Lược và nhất là với Lĩnh Nam Chích Quái và Đại Việt Sử KýToàn Thư... đã lắng đọng, ngưng kết lại nhiều mẩu thần thoại có trước và nhiều huyềnthoại, truyền thuyết có sau thời dựng nước. Dưới sự chỉ đạo của tư tưởng lịch sử - nhogiáo, tất cả yếu tố đó đã được cấu trúc lại thành một hệ thống, mới thoạt nhìn thì cũng cómột dáng vẻ duy lý, hoàn chỉnh nào đó, nhưng nếu đi sâu phân tích từng chủ đề, từng môtíp... ta thấy khá rõ ràng rằng đấy chỉ là một khối liên kết nhân tạo, muộn màng, rối rắmvà mâu thuẫn...Trên nền tảng tư tưởng mác-xít, các nhà khảo cổ học đang đi tiên phong trên conđường cấu trúc hoá lại quá khứ. Và cùng với họ, các nhà thần thoại học và dân tộc họcđang cố gắng tiến lên trong quá trình hệ thống hoá lại thần thoại Việt Nam về cội nguồndân tộc. Công việc đang làm, còn có nhiều chập chững vụng về và vấp váp nữa, cố nhiên,song đang tỏ rõ nhiều triển vọng tươi sáng. Bám chắc lấy TRỐNG ĐỒNG và các hiện vậtkhảo cổ khác mà ngắm nhìn, suy đi nghĩ lại mãi thì sẽ có ngày phá bỏ được lịch sử nhậnthức cũ, xây dựng được một lịch sử nhận thức mới tiếp cận hơn với lịch sử thực tại thờidựng nước.Cứu thoát khỏi sự mất mát vĩnh viễn với thời gian một mẩu câu ca Ông Đổng màđúc trống đồng... câu Trống rồng canh đã điểm ba... trong điệu hát Trống rồng; dòtìm và phục nguyên trò Múa rồng liên quan đến tục thờ Lạc Long Quân ở Bắc Ninh cũ,liên hệ với trò chơi rồng rắn của trẻ em; ghi lại được thành văn bản bài mo MườngĐăn khâu (trống đồng); tiến lên nghiên cứu nghề luyện đồng, luyện sắt cả về phươngdiện khảo cổ học và dân tộc học; rồi thu nhập thêm tài liệu và nghĩ lại để vạch ra quátrình sinh thành và hoàn thành chuyện Phù Đổng Thiên Vương, người anh hùng làngGióng. Phải chăng qua bao công phu vất vả lao động khoa học như thế, ít nhất ta cũng rútra được một điểm này: Câu chuyện người anh hùng làng Gióng – mà diện mạo cuối cùngchứa chan tình yêu nước, tinh thần giữ nước và tinh thần toàn dân đánh giặc bảo vệ làngxóm quê hương - vốn xuất phát từ lõi cốt một thần thoại ở một vùng luyện kim, củanhững người thợ rào ? Ông Đổng khổng lồ, để lại dấu chân khổng lồ, là hình tượng NÚI.Moi từ lòng núi ra kim loại mà đúc trống, rèn roi, ngựa. Tiếng búa đe là tiếng vang củaSẤM SÉT. Tiếng trống là biểu tượng của tiếng sấm. Trống sấm. Đánh trống qua cửa nhàsấm... những điển cố văn học ấy chỉ là những mẩu thần thoại bị cắt vụ và phai nhoà.Ngựa hí vang, hởi thở thiêu đốt một làng (làng CHÁY) là biểu tượng của LỬA.Và đối lập – mà cũng có hoà hợp - với NÚI-SẤM-LỬA, là SÔNG-NƯỚC-MƯA.Ông Đổng con uống một hớp nước cạn đà khúc sông phải đâu chỉ là một ngoa dụ vănchương! Đó là triết lý lưỡng phân và lưỡng hợp NÚI-NƯỚC.Ch ...

Tài liệu được xem nhiều: