Danh mục

Trọng tài và hoà giải - Sổ tay pháp luật: Phần 2

Số trang: 698      Loại file: pdf      Dung lượng: 20.87 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp phần 1, Sổ tay pháp luật về Trọng tài và hoà giải phần 2 gồm các nội dung chính sau: Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài; công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án trong lĩnh vực thương mại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trọng tài và hoà giải - Sổ tay pháp luật: Phần 2 CHƢƠNG IV CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƢỚC NGOÀI 4.1. Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nƣớc ngoài là gì 4.1.1. Định nghĩa “Công nhận và cho thi hành” Thực tế cho thấy phần lớn các phán quyết đƣợc thực thi một cách tự nguyện. Tuy nhiên, khi bên thua kiện không tuân thủ thì bên đƣợc thi hành có thể yêu cầu Tòa án hỗ trợ buộc bên phải thi hành tuân thủ phán quyết trọng tài. Công ƣớc New York về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nƣớc ngoài (CƢNY) cho phép các bên yêu cầu Tòa án trợ giúp. Thuật ngữ ‚công nhận và cho thi hành‛ phán quyết của trọng tài cũng đƣợc sử dụng trong CƢNY, theo đó: ‚Mỗi quốc gia thành viên phải công nhận phán quyết trọng tài có hiệu lực ràng buộc và thực thi các phán quyết này phù hợp với các quy định về thủ tục của nƣớc nơi phán quyết đƣợc thực thi theo các điều kiện đƣợc nêu trong các Điều sau đây‛ (Đ. III của CƢNY). Hai thuật ngữ ‚công nhận‛ và ‛cho thi hành‛ có bản chất hoàn toàn khác nhau nhƣng có tính tƣơng quan với nhau. Công nhận phán quyết của trọng tài là thủ tục biến các phán quyết của trọng tài thành một bộ phận của pháp luật quốc gia theo đó phán quyết đƣợc Hội đồng trọng tài ban hành có hiệu lực thực thi (hoặc có sức nặng), ‚hiệu lực pháp lý‛ nhƣ bản án do Tòa án của quốc gia ban hành. Một phán quyết của trọng tài nƣớc ngoài đƣợc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam sẽ có hiệu lực pháp lý nhƣ bất kỳ bản án, quyết định dân sự nào của Tòa án Việt Nam có hiệu lực thi hành (Đ. 427(2) BLTTDS). 104 Việc công nhận phán quyết của trọng tài nƣớc ngoài là một việc làm tất yếu để thi hành nó. Việc thi hành phán quyết của trọng tài nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc thực hiện trên cơ sở quyết định của Tòa án có thẩm quyền về công nhận và cho thi hành (Đ. 427(3) BLTTDS). Thủ tục xem xét việc công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nƣớc ngoài đƣợc quy định trong BLTTDS, phù hợp với CƢNY mà Việt Nam gia nhập từ năm 1995. Khi Tòa án đƣợc yêu cầu công nhận phán quyết trọng tài, Tòa án không chỉ đƣợc yêu cầu công nhận hiệu lực pháp lý và tác động của phán quyết, mà còn phải đảm bảo phán quyết đó đƣợc thi hành thông qua việc sử dụng các chế tài pháp lý sẵn có. BLTTDS quy định rằng phán quyết đƣợc công nhận sẽ đƣợc thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự (Đ.427(2) BLTTDS). 4.1.2. Định nghĩa “phán quyết của trọng tài” Luật: Đ. 424 BLTTDS Đ. 3(12) LTTTM Yêu cầu đầu tiên là quyết định đó phải là một phán quyết trọng tài. CƢNY không định nghĩa thế nào là ‚phán quyết trọng tài‛. Vì vậy, Tòa án đƣợc yêu cầu công nhận có quyền quyết định nội hàm của khái niệm ‚phán quyết trọng tài‛. Hƣớng dẫn ICCA về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nƣớc ngoài đã khuyến nghị các Tòa án thực hiện hai bƣớc sau: - Trƣớc tiên, Tòa án cần phải xem xét xem tranh chấp đó đã đƣợc đƣa ra và giải quyết bằng trọng tài hay chƣa. Vì CƢNY chỉ áp dụng đối với trọng tài và các quyết định ban hành theo thủ tục trung gian, hòa giải hoặc chuyên 105 gia không thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ƣớc này. BLTTDS và LTTTM yêu cầu phán quyết trọng tài phải do ‚Hội đồng trọng tài‛ ban hành (Đ. 3(10) LTTTM, Đ. 424(2) BLTTDS). - Tiếp theo, Tòa án đánh giá xem quyết định đó có phải là một phán quyết hay không. Các trọng tài thƣờng ban hành rất nhiều loại quyết định, lệnh về thủ tục, văn bản hƣớng dẫn và các phán quyết. Phán quyết trọng tài phải giải quyết toàn bộ các nội dung tranh chấp. Nó phải là quyết định (i) chấm dứt toàn bộ hoặc một phần thủ tục trọng tài hoặc (ii) quyết định về vấn đề sơ bộ mà việc giải quyết đó là cần thiết để đi đến quyết định cuối cùng (Hƣớng dẫn ICCA, tiểu mục II.1.1). Hƣớng dẫn ICCA nêu rằng quyết định trọng tài phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau mới đƣợc coi là phán quyết trọng tài: (i) là phán quyết chung thẩm, tức là phán quyết kết thúc toàn bộ vụ tranh chấp trọng tài; (ii) phán quyết một phần, tức là các phán quyết đƣa ra quyết định chung thẩm đối với từng phần của tranh chấp và để những yêu cầu còn lại cho giai đoạn tố tụng trọng tài tiếp theo; (iii) phán quyết sơ bộ hay phán quyết tạm thời, tức là phán quyết quyết định một vấn đề cần thiết để giải quyết tranh chấp của các bên (những vấn đề về thời hạn, pháp luật áp dụng cho việc giải quyết nội dung vụ tranh chấp, vấn đề về trách nhiệm); (iv) phán quyết đồng thuận, tức là phán quyết ghi nhận việc các bên hòa giải đƣợc với nhau về giải quyết tranh chấp. LTTTM phân biệt ‚quyết định trọng tài‛ và ‚phán quyết trọng tài‛ (Đ. 3(9) và (10)). Quyết định trọng tài là quyết định đƣợc ban hành trong quá trình giải quyết tranh chấp. Phán 106 quyết trọng tài là quyết định giải quyết toàn bộ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài. Tƣơng tự, Đ. 424(2) BLTTDS nêu rằng phán quyết trọng tài ‚đƣợc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phải là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt thủ tục tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành.‛ Định nghĩa trong LTTTM và BLTTDS phân biệt thời điểm ban hành quyết định của Hội đồng trọng tài và vì vậy nó hẹp hơn định nghĩa và ví dụ nêu ở trên do định nghĩa trong tiếng Việt dƣờng nhƣ chỉ bao quát đối với ‚phán quyết chung thẩm‛ và ‚phán quyết đồng thuận‛. 4.1.3. Xác định phán quyết trọng tài “nước ngoài” Luật: Đ. 3(12) LTTTM Đ. I(1) CƢNY CƢNY quy định rằng phán quyết trọng tài đƣợc coi là phán quyết nƣớc ngoài khi (i) nó đƣợc ban hành trên lãnh thổ của quốc gia không phải là quốc gia nơi phán quyết đó đƣợc yêu cầu công nhận và cho thi hành; hoặc (ii) phán quyết trọng tài không đƣợc coi là ...

Tài liệu được xem nhiều: