Danh mục

Trồng và chăm sóc Đào

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 327.50 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đào có 3 loại là đào phai, đào bạch và đào bích. Đào phai có hoa màu phớt hồng, hoa đơn, to, mau tàn, giá bán bình dân, được thị trường nông thôn ưa chuộng. Đào bạch bạch rất hiếm, ít người có, loại này phát nhiều tán và cành sum xuê.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trồng và chăm sóc Đào Trồng và chăm sóc ĐàoĐào có 3 loại là đào phai, đào bạch và đào bích. Đào phai có hoa màu phớt hồng, hoađơn, to, mau tàn, giá bán bình dân, được thị trường nông thôn ưa chuộng. Đào bạch bạchrất hiếm, ít người có, loại này phát nhiều tán và cành sum xuê. Còn đào bích hoa đơnhoặc hoa kép, hoa nhỏ, hoa nở không kết thành quả, hoa nhiều tràng trùng lặp, cánh dày,màu rất đẹp, lâu tàn. Bích đào có nhiều loại như bích đào hoa hồng, bích đào hoa đỏ, bíchđào hoa trắng, bích đào ánh kim, bích đào lá tím, bích đào cành rủ. Đào bích là loại đàođẹp nổi tiếng, được nhiều người ưa thích nhất.Bích đào ưa sáng, chịu rét, sợ úng, ưa nơi thoáng gió, thoát nước đất cát. Bộ rễ cây bíchđào ít không nên trồng sâu. Loài này ưa phân không nhiều, mỗi hố chỉ bỏ ít phân bón lót,bón nhiều không có lợi cho bích đào ra hoa. Mùa xuân chỉ cần bón ít phân là đủ, tướinước vừa phải, không để đọng nước.Thưa bích đào là vấn đề mấu chốt, thường tiến hành sau khi hoa nở, cần phải hái ngọncác cành dài, chú ý để cành phân bố đều, thoáng gió rất lợi cho việc ra hoa.1/ Cách trồng đào.Đào được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ hay gép nêm đoạncành trên cây đào ăn quả. Ghép cây nên tiến hành vào tháng 7-9. Gốc ghép là cây mọc từhạt, cũng có thể dùng cây mận, cây mai, cây đào làm gốc ghép. Nên dùng phương phápghép chồi, chỗ ghép nên ở độ cao 60-80cm, bổ hình chữ T để ghép. Khi chồi sống vàmọc cao 12-18cm, phải hái ngọn, để mọc nhánh. Ghép cành chỉ dùng khi ghép chồi bịthất bại và tiến hành vào tháng 3.Cũng có thể nhân giống đào bằng cách gieo hạt. Tháng 6-7 hạt đào ăn quả các loại đượcthu gom, nhặt sạch, phơi khô trong bóng râm, bảo quản trong chum, vại, túi nilon đếntháng 11 đem gieo, trước khi gieo hạt được xử lí ngâm nước trong 48 giờ, đãi sạch, ủtrong cát 30-40 ngày đến nứt nanh. Gieo hạt đào trong vườn ươm với mật độ: Hạt cáchhạt 3-4cm, cấy theo chiều dọc của hạt như cấy hành, lấp một lớp đất mỏng 1-2cm lêntrên, sao cho khi tưới nước vừa nhú đầu nhọn của hạt là được. Tưới đủ ấm cho hạt mọcmầm đều, khoảng 15-20 ngày cây mọc, từ một hạt đơn hoặc đa phôi có thể cho ta 1-4 câyđào con.Khi cây đào con ra lá non màu trắng như rau giá đậu xanh (nếu để lá thật có màu xanhmới nhổ cấy thì tỷ lệ chết rất cao) cần nhổ cấy ngay vào bầu nilon kích thước 5x10cm,thủng hai đầu với giá thể là bùn ao ải 70%+30% là phân chuồng hoai mục. Chăm sóc câycon trong bầu khoảng 3-40 ngày, cây cao 15-20cm, có 5-6 lá thật đem cấy trong bầu to cókích thước 15x30cm, có đục 4 lỗ thoát nước ở đáy. Trồng ra ruộng nhân giống, vớikhoảng cách 30-40cm/cây.Sau khi chăm sóc khoảng 5-6 tháng, cây con cao 70-80cm, đường kính thân 1-2cm làghép mắt hay ghép nêm đoạn cành được. Thời vụ ghép đào tốt nhất vào tháng 10-11 có tỷlệ sống cao. Khi cây ghép có cành ghép mọc cao 50-60cm là đủ tiêu chuẩn trồng ra ruộngsản xuất.2/ Các bước chăm sóc đào:Đào là cây chịu hạn tốt hơn chịu nước. Nếu trồng đào ở nơi đất trúng, có nước nhiều thìrễ sẽ bị thối, cây sẽ chết. Trồng trong bóng dâm, ít ánh nắng, đất ấm, lá sẽ xanh tốt quanhnăm, đến mùa rất ít hoa. Vì vậy chọn đất trồng hoa đào cũng là một khâu vô cùng quantrọng.Chuẩn bị đất trồng đào: Chính vì đặc tính không chịu úng của đào nên để năm nào đến mùa đào cũng có nhiều hoa ta phải trồng đào ở nơi cao ráo, quang đãng. Phải có chỗ thoát nước tốt, nên tạo các rãnh thoát nước. Làm đất tơi xốp, lên luống cao khoảng 20đến 30cm, chiều rộng khoảng 70cm là vừa, rãnh rộng chừng 30cm theo hướng đông tây.Bón lót phân chuồng với lượng 2-3 kg hay phân hữu cơ Đầu Trâu với lượng 1-2 kg/cây.Trồng đào: Đào giống trồng ra ruộng sản xuất với khoảng cách: 1m x 1cây. Các cây trênhai luống kề nhau được trồng so le với nhau để tận dụng tốt ánh sáng mặt trời. Đào cảnhcần trồng nông vừa bằng cổ rễ và bón nhiều phân hữu cơ hoai mục, năng xới xáo để đấtluôn tơi xốp, đề phòng bệnh nghẹt rễ (đây là bệnh mà đào hay mắc phải vào mùa mưa).Bón phân: Hàng năm sau tết, cần chuyển ngay đào ra trồng trong đất hoặc thay hỗn hợpđất mới (3-4 phần đất 1 phần phân hữu cơ). Bón lót khi trồng 3-5 kg phân hữu cơ/cây tùytheo cây lớn hay nhỏ. Đối với đào gốc sau khi thu hoạch cành bán tết cần bón 3-5 kgphân hữu cơ/cây ngay sau tết 10-15 ngày. Tưới thúc bằng cách hòa 15-25 gam phân NPK20-20- 15+TE Đầu Trâu/10 lít nước để tưới sau khi bón phân hữu cơ 10-15 ngày. Bónthúc bằng phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu với lượng 50-100gam/cây, định kỳ 15-20 ngày/lần kết hợp xới đất và phun phân bón lá Đầu Trâu 501hay 502 nhằm giúp cây để cây phát nhiều cành, tán sum xuê. Từ trung tuần tháng 10 đếntháng 11 âm lịch, tùy theo năm nhuận hay thường và tình hình sinh trưởng của cây đểquyết định ngừng bón phân gốc, chỉ phun phân bón lá Đầu Trâu 701 nhằm hạn chế tăngtrưởng thân lá, thúc đẩy phân hóa mầm hoa.Cây đào có yêu cầu cao về chất dinh dưỡng, nó cần nhiều nitơ hơn các loại cây ăn quảkhác. Phân bón NPK cần phải được sử dụng thường xuyên ...

Tài liệu được xem nhiều: