Danh mục

TRỤ SINH (Antibiotic)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 156.13 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mấy ngày nay bạn bị cái nhọt ở tay hành, đau nhức quá. Đi bác sĩ, bác sĩ biên cái toa cho bạn dùng trụ sinh (còn gọi kháng sinh). Trước khi đưa viên thuốc vào miệng, bạn tò mò nhìn ngắm viên thuốc be bé.Đời là trường tranh đấu, khắp nơi đều bãi chiến trường. Đúng đấy, chiến tranh đang xảy ra ngay ở chỗ tay bạn có cái nhọt. Cơ thể bạn đang huy động súng ống, xe tăng, bộ binh đến để bao vây quân thù vi trùng, bảo vệ cơ thể bạn. (Nếu cái nhọt có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRỤ SINH (Antibiotic)TRỤ SINH (Antibiotic)Bác sĩ Nguyễn Văn Đức, Chuyên Khoa Nội ThươngMấy ngày nay bạn bị cái nhọt ở tay hành, đau nhức quá. Đi bác sĩ, bác sĩ biên cái toa chobạn dùng trụ sinh (còn gọi kháng sinh). Trước khi đưa viên thuốc vào miệng, bạn tò mònhìn ngắm viên thuốc be bé.Đời là trường tranh đấu, khắp nơi đều bãi chiến trường. Đúng đấy, chiến tranh đang xảyra ngay ở chỗ tay bạn có cái nhọt. Cơ thể bạn đang huy động súng ống, xe tăng, bộ binhđến để bao vây quân thù vi trùng, bảo vệ cơ thể bạn. (Nếu cái nhọt có mủ, mủ ấy là xáccủa những bạch huyết cầu, những chiến sĩ đã hy sinh, cộng với xác quân thù). Nhọt chưacó mủ, nhưng có vẻ đang lớn dần, và chung quanh chỗ bị nhọt hôm nay tấy đỏ nhiều hơn.Lần này quân thù đông đảo, mạnh và hung dữ quá, quân nhà đang núng thế.Những kẻ thù của chúng taCon người chúng ta sống chung hòa bình với nhiều kẻ thù và bạn, kềm giữ lẫn nhau: vitrùng (bacteria: những sinh vật rất nhỏ, dùng kính hiển vi mới nhìn thấy được), siêu vitrùng (virus: còn nhỏ hơn vi trùng, dùng kính hiển vi thường không thể nhìn thấy, màphải dùng kính hiển vi điện tử, hoặc những phương pháp đặc biệt mới có thể nhận diện),ký sinh trùng (parasites: nôm na là các bệnh sán lãi), nấm (fungus: gây các bệnh nấmngoài da, thỉnh thoảng cũng gây những bệnh nấm cho các cơ quan trong cơ thể), ... Naylà bạn, mai đã trở mặt thành thù.Bạn đừng lo, trong cái thế chiến lược phức tạp, cơ thể bạn có riêng một hệ thống phòngthủ tinh vi: các bạch cầu (white blood cells), các kháng thể (antibodies), ... Khi có quânthù nguy hiểm xâm nhập, thí dụ vi trùng, lập tức hệ thống phòng thủ được báo động vàmau chóng ứng chiến. Máu trong các động mạch vận chuyển các bạch huyết cầu vàkháng thể đến chỗ có quân thù xâm nhập. Các bạch cầu bao vây, ăn sống nuốt tươi kẻthù, còn các kháng thể bám vào quân thù, làm vướng tay chân, làm suy giảm tiềm năngchiến đấu của chúng, khiến chúng dễ bị các bạch huyết cầu tiêu diệt. Chỗ nướu răng hômnọ bị sưng, chẳng uống trụ sinh gì cả, hôm nay tự nhiên bớt. Hôm nọ, bạn vô ý để daocứa vào tay, tưởng phen này lại phải tốn tiền đi bác sĩ xin trụ sinh, thế nhưng vết thươngcũng tự lành. Những chiến sĩ vô danh đã âm thầm ngày đêm chiến đấu để cơ thể bạnđược an lành.Có nhiều người không may mắn, sinh ra với khiếm khuyết của hệ thống phòng thủ, nêndễ bị nhiễm trùng. Có những người khác, chơi bời để mang họa vào thân, vướng lấy bệnhAIDS, hệ thống phòng thủ của mình bị siêu vi trùng AIDS giải giới. Các kẻ thù khác (vitrùng, siêu vi trùng, nấm, sán lãi) thừa cơ hội hệ thống phòng thủ của người bệnh AIDShư hoại, tấn công người bệnh, gây những bệnh nguy hiểm chết người.Thắng bại là chuyện thường tình. Không phải trận chiến nào hệ thống phòng thủ trong cơthể bạn cũng đả bại được quân thù. Bằng chứng là cái nhọt ở tay bạn đang to dần. Khôngkhéo, vi trùng có thể phá vỡ vòng vây bạch cầu, vào máu, gây nhiễm trùng máu, và theomáu đến các cơ quan gây những hiểm họa khác. Không khéo, một trận chiến toàn diện sẽbùng nổ, và phần chiến bại sẽ về phe ta. Nếu không có những hỗ trợ từ bên ngoài. Trongthế kỷ 20, trụ sinh là một trong những phát minh lớn lao nhất đã cứu mạng sống nhiềucon người.Cơ chế hoạt động của trụ sinhVi trùng hàng trăm loại, thường có vỏ cứng bên ngoài bảo vệ chúng. Đa số các trụ sinh,bằng nhiều cơ chế khác nhau, ngăn cản sự thành hình của “vỏ” trong tiến trình phát triểncủa vi trùng. Cũng có những trụ sinh tác dụng cách khác: ngăn cản sự cấu tạo chất đạm(protein, một chất biến dưỡng quan trọng của sinh vật) vi trùng, hay chui vào bên trong vitrùng, phá hoại sự biến dưỡng của chúng, khiến chúng không lớn được, hoặc chết. Cònnhiều cơ chế khác nữa trụ sinh dùng để giết hay ngăn cản sự sinh sôi nảy nở của vi trùng.Đại loại, trụ sinh có hai nhóm chính: nhóm giết vi trùng (bactericidal, như nhóm ngăn cảnsự hình thành “vỏ” vi trùng), và nhóm ngăn cản sự sinh sôi nảy nở của vi trùng(bacterostatic), để hệ thống phòng thủ của cơ thể bạn có dịp chỉnh đốn lực lượng, tự cànquét quân thù.Tuy nhiên, tụi vi trùng cũng không vừa gì. Chúng coi nhiều trụ sinh như pha. Có loại đẻra đã kháng (resistant) nhiều trụ sinh, vì di truyền tính ngang ngạnh của bố mẹ. Có loại vitrùng, trước vẫn chịu khuất phục bởi một trụ sinh (trong y học, gọi là “sensitive”), nhưngnay đã kháng lại. Thí dụ, rất nhiều loại vi trùng nay đã cười khinh, coi “Ampi” là vũ khídởm, vì Ampicillin là một trụ sinh bị dùng bừa bãi nhất. (Có vị uống Ampicillin nhưthuốc an thần, bị bất cứ gì cũng bỏ một viên Ampicillin vào miệng... cho yên tâm!). Vitrùng kháng thuốc bằng nhiều cơ chế. Có con phá hủy thuốc (destruction), làm thuốc mấttác dụng. Có con củng cố vỏ cứng quanh mình, không để trụ sinh tàn phá. Có con tự thayđổi cơ cấu mình, để các quân cảm tử trụ sinh, đột nhập vào được bên trong vi trùng,nhưng không tìm ra được mục tiêu phá hoại. Có con khôn ngoan trục xuất được trụ sinhra khỏi cơ thể nó, trước khi trụ sinh kịp tác dụng.Thuốc trụ sin ...

Tài liệu được xem nhiều: