Thông tin tài liệu:
Trục trặc ngôn ngữ ở béPhần lớn các bé trong độ tuổi 2-5 có thể nói khá chuẩn nhưng một số ít bé không thành thạo kỹ năng này. Nếu thấy bé gặp rắc rối về ngôn ngữ, cha mẹ không nên đợi mà nên đưa bé đi khám. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân, giải pháp cùng một số gợi ý để cha mẹ giúp bé phát âm đúng tại nhà. Nguyên nhân gây chậm nói “Có thể bé không tập trung khi lắng nghe nên bé không thể hiểu từ và không thể phát triển ngôn ngữ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trục trặc ngôn ngữ ở bé Trục trặc ngôn ngữ ở béPhần lớn các bé trong độ tuổi 2-5 có thể nói khá chuẩn nhưng một số ít bé không thànhthạo kỹ năng này. Nếu thấy bé gặp rắc rối về ngôn ngữ, cha mẹ không nên đợi mà nênđưa bé đi khám. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân, giải pháp cùng một số gợi ý để cha mẹgiúp bé phát âm đúng tại nhà.Nguyên nhân gây chậm nói“Có thể bé không tập trung khi lắng nghe nên bé không thể hiểu từ và không thể pháttriển ngôn ngữ của riêng mình” – Sarah Hulme (chuyên gia ngôn ngữ Hoa Kỳ) cho biết.Sự mất tập trung này lại có liên quan đến những rắc rối khác ở bé như lỗ tai bị “bịt kín”(do mắc một số chứng bệnh về tai hoặc do khiếm thính), nghiêm trọng hơn là bé mắcchứng tự kỷ.Dấu hiệu nên lo lắng: Nếu bé hai tuổi chỉ bập bẹ thay vì nói cả từ, bạn nên đưa bé đikhám. Đồng thời, bạn cũng không nên hỏi bé quá nhiều câu cùng một lúc, nhằm thúc đẩybé nói, vì điều này thường vô dụng (thay vào đó, bạn cứ để bé bập bẹ và cố gắng hiểubé).Những trục trặc ngôn ngữ ở bé1. Đặt câu lộn xộn: Điều này thường bắt nguồn từ nguyên nhân bé không hiểu hết nhữnggì cha mẹ nói. Nên đưa bé đi khám nếu sau 2 tuổi, bé vẫn không thể đặt được một câungắn hoàn chỉnh nghĩa.2. Chứng khó phát âm: Bé thường phát âm sai, chệch từ nên cha mẹ rất khó nhận ra từ bémuốn nói. Chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên chứng khó phát âm ở bé nhưng cóthể bé mắc phải dị tật ở cuống lưỡi hoặc những bất thường khi cử động miệng. Bạn nênđưa bé đi khám sớm, vì càng được điều trị sớm, khả năng khỏi bệnh ở bé càng cao.3. Khó khăn khi hiểu từ: Thỉnh thoảng, bé không muốn nhắc lại từ vì bé không thực sựhiểu ý nghĩa của những từ mà bạn vừa đưa ra cho bé. Nguyên nhân có thể do bé bị khiếmthính, dẫn tới việc bé không có khả năng nghe chính xác từ hoặc cũng có thể do bé mắcmột số chứng bệnh khác.Bác sĩ sẽ tăng khả năng hiểu từ cho bé bằng cách dạy bé nhớ mặt từ, đi kèm trực tiếp vớiđồ vật, bức tranh hoặc những đồ vật mẫu khác. Các bé có xu hướng phát âm bằng cửamiệng nên bé thường nhầm lẫn phát âm những từ như “t” và “c”. Đó là lý do vì sao khibé nói “cá”, bạn lại nghe thành “tá”… Kiểu lỗi này khá phổ biến với các bé và nó khôngphải vấn đề nghiêm trọng. Những lúc ở nhà, cha mẹ không nên phê bình cách phát âmcủa bé mà nên nhắc lại thật chậm rãi cách phát âm chuẩn để bé bắt chước.Kỹ năng dành cho cha mẹ- Tránh nói liên tục, nên dành cho bé không gian để bé đáp lại lời cha mẹ.- Sử dụng từ đơn giản và thường gặp trong đời sống hàng ngày, không dùng từ tối nghĩa,khó hiểu khi giao tiếp với bé.- Để cho bé lắng nghe những âm thanh của tự nhiên như tiếng chim hót, tiếng chó sủa,tiếng mưa rơi rồi hỏi chia sẻ cảm nhận cùng bé trước âm thanh đó.- Không nên cố nói trong lúc bé đang nghe nhạc hoặc xem phim hoạt hình.