Danh mục

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Hiện tại và định hướng xây dựng phát triển theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 347.50 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập tới những quan điểm về ngành sư phạm, về vai trò và nhiệm vụ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) trong nền giáo dục quốc dân được Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong mỗi lần về thăm và làm việc. Những lời dạy của Người thể hiện tầm chiến lược trong chính sách giáo dục và đào tạo con người Việt Nam toàn diện, luôn là định hướng dẫn dắt cho các hoạt động của Trường ĐHSPHN.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Hiện tại và định hướng xây dựng phát triển theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0137 Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4D, pp. 61-66 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI: HIỆN TẠI VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN THEO LỜI DẠY CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Lê Đình Trung Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết đề cập tới những quan điểm về ngành sư phạm, về vai trò và nhiệm vụ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) trong nền giáo dục quốc dân được Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong mỗi lần về thăm và làm việc. Những lời dạy của Người thể hiện tầm chiến lược trong chính sách giáo dục và đào tạo con người Việt Nam toàn diện, luôn là định hướng dẫn dắt cho các hoạt động của Trường ĐHSPHN. Trên cơ sở tổng kết các kết quả đạt được của Trường trong 70 năm xây dựng và trưởng thành, bài viết đề xuất những định hướng phát triển Trường theo lời dạy của Người trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Từ khóa: Hồ Chí Minh, Trường ĐHSHN, giáo dục, sư phạm, định hướng phát triển. 1. Mở đầu Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, muốn xây dựng đất nước hùng cường cần phải xây dựng được một nền giáo dục tiên tiến vì “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Vì vậy, ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Hồ Chủ tịch đã nêu “diệt giặc dốt” là nhiệm vụ số hai cần giải quyết ngay trong 6 việc cấp bách, sau “giặc đói”. Các sắc lệnh số 45 về việc thành lập Ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội vào ngày 10/10/1945, sắc lệnh số 194/SL về việc thành lập ngành sư phạm đào tạo giáo viên cho các bậc học vào ngày 8/10/1945 được ban hành đã thể hiện tầm nhìn chiến lược của Người với ngành giáo dục. Năm 1951, Trường ĐHSP Hà Nội chính thức được thành lập theo Nghị định 276/NĐ của Bộ Quốc gia Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) với nhiệm vụ chính là đào tạo giáo viên cho các cấp học. Trong những lần về thăm trường, Người đã để lại cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, sinh viên của trường những lời căn dặn mang tính triết lí giáo dục sâu sắc như phải đoàn kết, phải yêu nghề, phải có tình thương đến học trò, nhà trường, phải thực hiện hai tốt, phải trở thành trường mô phạm. Lời dạy của Người đã trở thành mục tiêu phấn đấu không ngừng nghỉ của các thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên của trường trong suốt quá trình xây dựng và phát triển. Kỉ niệm 50 năm ngày Hồ Chủ tịch về thăm Trường (1964- 2014), cuốn sách Bác Hồ với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được xuất bản đã tập hợp nhiều bài viết phân tích về nhiều vấn đề trong tư tưởng Hồ Chí Minh về ngành sư phạm, giáo dục cũng như công tác thực hiện lời dạy của Người trong các lĩnh vực đào tạo, khoa học công nghệ… [1]. Bên cạnh đó, tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh cũng như sự quan tâm đặc biệt của Người dành cho đội ngũ giảng viên cũng đã được rất nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, lịch sử, tư tưởng nghiên cứu [2], [3]. Bài viết không có tham vọng đi sâu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục mà chỉ tập trung làm rõ một số vấn đề về công tác dạy và học trong nhà trường sư phạm, trách nhiệm Ngày nhận bài: 2/7/2021. Ngày sửa bài: 29/8/2021. Ngày nhận đăng: 10/9/2021. Tác giả liên hệ: Lê Đình Trung. Địa chỉ e-mail: ledinhtrunghnue@gmail.com 61 Lê Đình Trung và vị trí của Trường ĐHSP Hà Nội thông qua những bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi về thăm và làm việc. Trên cơ sở khái quát các kết quả đạt được của Nhà trường sau 70 năm, bài viết đề xuất một số định hướng cơ bản để tiếp tục phát triển Trường thành “trường mô phạm”, giữ vị trí “đầu tàu” trong bối cảnh cả nước “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” [4, 5]. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vai trò và nhiệm vụ của trường Sư phạm trong tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh Trường ĐHSP Hà Nội là một trong những trường đại học vinh dự và tự hào được nhiều lần đón Hồ Chủ tịch về thăm và làm việc. Những lời căn dặn của Người với cán bộ giảng viên Nhà trường thể hiện triết lí giáo dục sâu sắc và đã định hướng xây dựng những giá trị của Nhà trường trong quá trình xây dựng và phát triển. Ngày 21/10/1964, trong chuyến thăm trường cùng với tổng thống Môđibô Câyta và phu nhân nước Cộng hòa Mali, Người đã đề cập một cách ngắn gọn trách nhiệm của cán bộ giảng viên nhà trường: “Dạy cũng như học phải chú trọng rèn luyện đức lẫn tài. Đức là đạo đức cách mạng, phải triệt để trung thành với cách mạng, một lòn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: