Danh mục

TRƯỜNG THCS HƯƠNG TRÀ TUYỂN TẬP BỘ ĐỀ THI KHỐI THCS

Số trang: 52      Loại file: pdf      Dung lượng: 454.89 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 25,000 VND Tải xuống file đầy đủ (52 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) Đọc kỹ văn bản và các câu hỏi (câu 1 đến câu 6), sau đó hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và trình bày vào tờ giấy bài làm. TỨC CẢNH PAC BÓ Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang. (Thơ Hồ Chủ Tịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1967) Câu 1: Bài thơ Tức cảnh Pac Bó được Bác viết trong khoảng thời gian nào?...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRƯỜNG THCS HƯƠNG TRÀ TUYỂN TẬP BỘ ĐỀ THI KHỐI THCS BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS HƯƠNG TRÀTUYỂN TẬP BỘ ĐỀ THI KHỐI THCS PHÒNG GIÁO DỤC BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 HƯƠNG TRÀ MÔN: Ngữ văn 8. Thời gian làm bài: 90 phút ----------------- –––––––––––––––––––Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) Đọc kỹ văn bản và các câu hỏi (câu 1 đến câu 6), sau đó hãy chọn phương án trả lời đúng, chínhxác nhất và trình bày vào tờ giấy bài làm. TỨC CẢNH PAC BÓ Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang. (Thơ Hồ Chủ Tịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1967)Câu 1: Bài thơ Tức cảnh Pac Bó được Bác viết trong khoảng thời gian nào? A. Tháng 2 năm 1940 B. Tháng 2 năm 1941 C. Tháng 2 năm 1942 D. Tháng 2 năm 1943Câu 2: Bài thơ được viết theo phương thức nào? A. Biểu cảm kết hợp với tự sự B. Miêu tả kết hợp với tự sự C. Biểu cảm kết hợp với nghị luận D. Miêu tả kết hợp với biểu cảmCâu 3: Câu thơ “Sáng ra bờ suối, tối vào hang” có ý nghĩa thế nào? A. Đó là cuộc sống hài hoà, thư thái B. Đó là cuộc sống luôn làm chủ hoàn cảnh C. Đó là cuộc sống gian khổ, vất vả D. Đó là cuộc sống gian khổ mà thư thái, hài hoàCâu 4: Câu thơ “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng” dùng phép đối nào? A. Đối ý B. Đối thanh C. Đối vế trước và vế sau D. Bao gồm B và CCâu 5: Từ “sang” trong câu thơ “Cuộc đời cách mạng thật là sang” cần được hiểu thế nào cho đúng? A. Sang trọng B. Giàu có C. Sang trọng, giàu có về tinh thần D. Sang trọng, giàu có về vật chấtCâu 6: Bài thơ giúp em hiểu gì về tâm hồn Bác? A. Lạc quan, yêu đời B. Yêu thiên nhiên, yêu nước, yêu đời C. Quyết tâm, kiên trì làm cách mạng D. Tình yêu thiên nhiênCâu 7: Hãy kết nối một thông tin ở cột A với một thông tin ở cột B được nội dung đúng. A. Kiểu câu B. Tác dụng C. Kết quả kết nối 1.- Nghi vấn a.- dùng để bộc lộ tình cảm, thái độ 1 + ….. 2.- Cảm thán b.- dùng để kể, tả, thông báo, trình bày 2 + ….. 3.- Cầu khiến c.- dùng để hỏi hoặc bộc lộ nghi vấn 3 + ….. 4.- Trần thuật d.- dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị 4 + ….Phần II. Tự luận (6 điểm): Hãy chứng minh rằng: Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. –––––––––––––– ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 HƯƠNG TRÀ MÔN: Ngữ văn 8 ----------------- ––––––––––––––––––– PHẦN I.- (4 điểm) + Từ câu 1 đến câu 6, mỗi câu chọn phương án trả lời đúng, chấm 0,5 điểm. Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 Phương án đúng B A D A C B + Câu 7: 1 điểm; mỗi phương án đúng, chấm 0,25 điểm. Đáp án: 1 + c; 2 + a; 3 + d; 4 + b. PHẦN II.- (6 điểm) I.- Yêu cầu chung: Bài viết hoàn chỉnh; luận điểm đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy; dẫn chứng phong phú; chữviết rõ, sạch sẽ; không mắc lỗi dùng từ, chính tả. II.- Một số yêu cầu cụ thể và thang điểm: – Mở bài: 1 điểm. – Thân bài: 4 điểm + Sắp xếp, triển khai theo các luận điểm, có thể là: ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trườngnước, ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường thực vật, động vật, …. + Nêu được tác hại của việc ô nhiễm môi trường thiên nhiên (theo từng luận điểm). + Mỗi ý của từng luận điểm cần có dẫn chứng và chỉ chấm điểm tối đa cho những bài viết đưa rađược những con số thống kê cụ thể (chính xác hoặc tương đối chính xác). – Kết bài: 1 điểm Biết kết luận vấn đề, biết kêu gọi mọi người nâng cao nhận thức và cùng thực hành để bảo vệmôi trường thiên nhiên. * Chú ý: Điểm tối đa ở mỗi phần chỉ chấm với những bài làm có chữ viết rõ ràng, trìnhbày sạch, đẹp. Điểm tổng cộng của bài làm được làm tròn đến chữ số thập thứ nhất (7,25 làmtròn thành 7,3 mà không làm tròn thành 7,5). ––––––––––––––––––––– PHÒNG GIÁO DỤC BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 HƯƠNG TRÀ MÔN: Ngữ văn 7. Thời gian làm bài: 90 phút ----------------- –––––––––––––––––––Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và trìnhbày vào tờ giấy bài làm. …”Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý (1). Có khi được trưng bày trong tủ kính, trongbình pha lê, rõ ràng dễ thấy (2). Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm (3). Bổn phậncủa chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày (4). Nghĩa là phải ra sức giảithích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tình yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vàocông việc yêu nước, công việc kháng chiến (5).”Câu 1: Tác giả của đoạn văn trên là ai? A. Hoài Thanh B. Phạm Văn Đồng ...

Tài liệu được xem nhiều: