Danh mục

Trương Tửu - Từ bài báo đầu tay đến các công trình nghiên cứu về Truyện Kiều

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 232.10 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuối năm 2007 vừa qua nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày sinh của giáo sư, nhà nghiên cứu văn học Trương Tửu (1913-2007), nhà xuất bản Lao động, phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ Đông Tây, đã in Tuyển tập nghiên cứu, phê bình của ông(1), do Nguyễn Hữu Sơn và Trịnh Bá Đĩnh tuyển chọn. Tuyển tập sưu tập các công trình nghiên cứu về Văn học Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trương Tửu - Từ bài báo đầu tay đến các công trình nghiên cứu về "Truyện Kiều" Trương Tửu - Từ bài báo đầu tay đến các công trìnhnghiên cứu về Truyện Kiều Cuối năm 2007 vừa qua nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày sinh của giáo sư, nhànghiên cứu văn học Trương Tửu (1913-2007), nhà xuất bản Lao động, phối hợp vớiTrung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ Đông Tây, đã in Tuyển tập nghiên cứu, phê bình củaông(1), do Nguyễn Hữu Sơn và Trịnh Bá Đĩnh tuyển chọn. Tuyển tập sưu tập các côngtrình nghiên cứu về Văn học Việt Nam. Về sách đã in lại đầy đủ ba cuốn: Nguyễn Du vàTruyện Kiều, Văn chương Truyện Kiều, Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du, còn về cácbài báo thì chỉ in lại một bài duy nhất - Triết lý Truyện Kiều - đã đăng trên Đông Tâytuần báonăm 1931. Dưới đây chúng tôi xin thuật lại ý kiến của ông về hoàn cảnh ra đời của bài báonày và mối duyên nợ đã gắn bó một đời ông với việc nghiên cứu Truyện Kiều để bạnđọc tham khảo. * Đó là vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 năm 1997, như thường lệ, tôi đếnthăm thầy học cũ - Giáo sư Trương Tửu - nhưng cố ý đến rất muộn để mong có điềukiện được trò chuyện riêng với Thầy. Khoảng 5-6 giờ chiều tôi bấm chuông nhà C5, phốHoàng Cầu, Hà Nội. Trong nhà im lìm, vắng lặng, không một ánh đèn; ý chừng Thầyđang nằm nghỉ sau khi đã tiếp nhiều đợt học trò cũ đến thăm. Một bà cụ dẫn tôi vào nhà,đến chân cầu thang lên tầng hai, bà gọi to: - “Ông có khách!”. Từ trên nhà vọng xuốngtiếng Thầy: - “Ai thế?”. Bà cụ trả lời: - “Một anh học trò của ông, tôi chỉ nhớ mặt,không nhớ tên”. Tôi đi lên cầu thang và gặp Thầy ở cửa phòng; Thầy nắm chặt lấy hai vai tôi, nhìnvào tận mặt tôi và nhờ ánh sáng trời lờ mờ rọi xuống qua tấm kính trên trần cầu thang,Thầy nhận ra tôi và reo lên: - “A, thằng Hoàn, tôi có quà dành cho anh đấy vì đoán thếnào anh cũng đến”. Thầy bật đèn và không để tôi phải chờ đợi lâu, Thầy bắt đầu ngay vào câu chuyện. - Từ ngày bị buộc thôi dạy học, tôi nghiên cứu Kinh Dịch và hành nghề châm cứu.Vì cần có một việc để làm mà cũng vì ham thích, rồi càng đi sâu càng ham, thế là mộtthời gian dài tôi bỏ bẵng Truyện Kiều nhưng Truyện Kiều thì không bỏ tôi. Các bệnhnhân đến châm cứu vẫn tìm dịp trao đổi với tôi về Truyện Kiều. Một hôm, có một anhđược tôi chữa khỏi bệnh, đến thăm tôi tại nhà riêng, mang theo một chai rượu. Gặp ngàychủ nhật rảnh rỗi, anh ta nói: - “Cháu biết cụ vốn không phải là thầy lang mà là một nhàvăn học về Truyện Kiều, cháu không dám đánh trống qua cửa nhà sấm nhưng để cảm ơncụ, cháu xin kể hầu cụ chuyện bói Kiều ứng nghiệm trong đời cháu. Cháu đi sơ tán ở HảiDương, đem lòng yêu một cô gái địa phương và thường tìm cách gặp gỡ, tán tỉnh. Côcũng có vẻ xuôi xuôi nhưng không hứa hẹn gì cả, tặng cái gì cũng không nhận. Cháu“vấn kế” một anh bạn. Anh bảo: - Bói một quẻ Kiều xem sao? Thế là nhịn ăn, trai tịnh một ngày, tắm táp sạch sẽ, chít khăn bận áo dài, đốt baque nhang rồi khấn: - Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thuý Kiều … Xin cho bốn câu đầu trang bên tả. Kiều phán: - Dù khi lá thắm, chỉ hồng, Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha! Cháu mới vỡ lẽ ra, bấy lâu mình đi sai đường, liền đi mua mấy vuông lụa đến ramắt hai cụ và thưa rõ đầu đuôi tình thực. Cuối cùng cô ấy thành vợ cháu bây giờ... Đối với tôi, điều quan trọng chưa phải là nội dung câu chuyện anh ta kể mà là cáithái độ tin tưởng và thành kính của anh. Trong văn học thế giới có mấy tác phẩm chinhphục được trái tim người đọc đến mức đó, có mấy tác phẩm được dùng làm sách bói?Mà có khi lại ứng nghiệm nữa, mới lạ chứ! Rồi còn ví Kiều, tập Kiều, lẩy Kiều, đố Kiều… Nhớ lại hồi ở Quần Tín, một hôm tôi hỏi ông Đặng Thai Mai: - Ông quê ở Nghệ,chắc đã nghe nhiều chuyện đố Kiều hay, thế ông đã nghe câu đố về việc cócả khỉ trong Truyện Kiều chưa? Ông Mai đáp: - Chưa! Tôi nói: - Thế ông có thứ lễ cho thì tôi mới dám đọc. Ông Mai bảo: - Chuyện văn chương, cứ nói cho vui, có gì mà ngại! Tôi liền đọc: - Truyện Kiều anh đọc đã thông, Đố anh có khỉ hay không trong Kiều? - Khỉ tựa gối, khỉ cúi đầu, Khỉ vò chín khúc, khỉ chau đôi mày! Ông Mai cười. Cách đây ba hôm, một bệnh nhân khác làm ở Thư viện Quốc gia bảo tôi: - Tập báo Đông Tây của Thư viện bị mối xông hết, may mà số in bài của cụ lạicòn, cháu phô tô một bản, biếu cụ, gọi làchâu về Hợp phố!. Đó là bài Triết lý Truyện Kiều, đăng báo Đông Tây tháng 11 năm 1931. Chính tôicũng không giữ được bài đó. Nay sau hơn nửa thế kỷ , đọc lại, gợi nhớ cả một thời traitrẻ. Năm đó tôi đang tự học để đi thi “Bát-sô”(2). Cuộc đời tôi toàn tự học. Vốn kiến thứccó được chủ yếu nhờ tự học. Nghe nói có lần trò chuyện với một người bạn về tôi, ôngĐặng Thai Mai đã nhận xét: Cái mạnh, cái yếu của Trương Tửu đều do tự học. Có lẽđúng thế. Số phận đã sớm đẩy tôi vào con đường tự học. Khoảng c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: