Danh mục

Truyện Kiều dân gian hoá trong tộc người Kinh ở Trung Quốc – Tiếp cận từ góc nhìn nhân loại học văn hoá

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 213.15 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người Kinh tức người Việt, hiện là một trong số 55 dân tộc thiểu số của Trung Quốc. Người Kinh di cư sang đất Trung Quốc vào năm Lê Hồng Thuận thứ 3 đời Lê Tương Dực, - tương đương niên hiệu Minh Vũ Tông, Chính Đức thứ 6, tức năm 1511.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện Kiều dân gian hoá trong tộc người Kinh ở Trung Quốc – Tiếp cận từ góc nhìn nhân loại học văn hoá Truyện Kiều dân gian hoá trongtộc người Kinh ở Trung Quốc – Tiếpcận từ góc nhìn nhân loại học văn hoá Người Kinh tức người Việt, hiện là một trong số 55 dân tộc thiểu sốcủa Trung Quốc. Người Kinh di cư sang đất Trung Quốc vào năm Lê HồngThuận thứ 3 đời Lê Tương Dực, - tương đương niên hiệu Minh Vũ Tông,Chính Đức thứ 6, tức năm 1511. Theo thống kê dân số năm 2000, thì tộcngười Kinh ở Trung Quốc hiện có 22.500 người, riêng ở Quảng Tây có21.000 người, tập trung hầu hết ở ba làng đảo Vạn Vĩ, Sơn Tâm, Vu Đầu,thường gọi chung là Tam Đảo (hoặc Kinh Đảo), nay thuộc trấn Giang Bình,thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Ba làng đảo này nằmtrong vịnh Bắc Bộ, thuộc biển Nam Trung Quốc, hiện đã trở thành vùng bánđảo, do từ năm 1971-1975, nhân dân đã đắp đê chắn biển tạo thành conđường nối liền vùng đảo với vùng nội địa. Khi di cư sang Trung Quốc,người Kinh đã mang theo cả một số phong tục tập quán của người Việt, vàtrong gần 500 năm cư trú bên ngoài biên giới tổ quốc, người Kinh vẫn cònbảo lưu được một số hình thức văn hoá cổ hay nói theo thuật ngữ củaUnesco, đó là di sản văn hoá phi vật thể như: truyện kể dân gian, ca daotục ngữ, các tục lệ cổ truyền, hát đám cưới, ngôn ngữ song âm tiết (la thi/quả thị, la na/quả na, la dưa/ quả dừa…), đặc biệt là hình thức diễn xướngtruyện Nôm ở kháp đình (đình hát) v.v… Đây là hiện tượng văn hoá - lịchsử quý hiếm mà các nhà nhân loại học văn hoá gọi là hoá thạch ngoại biên(fossilisation périphérique/ peripheral fossiligation), hoặc còn gọi là hoạt hoáthạch như cách gọi của giới nhân loại học Trung Quốc. Có thể nói, vùngKinh Đảo chính là một cầu trường lý tưởng để nghiên cứu hiện tượng hoáthạch ngoại biên trong văn hóa tộc người. Trong số những truyện thơ Nôm, thường được gọi là truyện Nôm, thìtất cả các truyện Nôm bình dân như Tống Trân và Trần Cúc Hoa (tứctruyện Tống Trân Cúc Hoa ở Việt Nam), nhưDương Lễ và Lưu Bình (tứctruyện Lưu Bình Dương Lễ ở Việt Nam) khi lưu truyền trong tộc người Kinhđều có truyện kể văn xuôi, truyện cổ tÍch tương ứng, mà truyện nào cũng códị bản. Và, nếu so sánh với những truyện cùng kiểu loại ở Việt Nam thì sựsai biệt là khá lớn. Trong bối cảnh chung như vậy, truyện kể dân gian văn xuôi cũng nhưtruyện thơ Kim Trọng và A Kiều đã xuất hiện và lưu truyền trong tộc ngườiKinh cùng với các truyện thơ Nôm bình dân khác. Đáng chú ý là dòngtruyện kể dân gian văn xuôi đã hình thành cả một nhóm dị bản. Một trongsố những dị bản đó kể rằng: “Tài chủ họ Nguyễn sinh hạ được hai người con gái là A Kiều và AVân. Tên đẹp của hai nàng đồn đại khắp xa gần. Thường ngày A Kiều, AVân không cho các nàng ra khỏi cửa. Năm đó gặp tiết thanh minh, hai chị em cố nài xin cha mẹ cho rangoài đi trảy hội đạp thanh. Hai chị em nàng chơi bời thoả thÍch ở một vùng núi hoang dã, vắngvẻ. Khi hai chị em đi tới một ngôi mộ nằm trơ trọi bên sườn đồi, A Kiều xemkỹ tấm bia đá, thì ra đó là mả nàng ca kỹ nổi tiếng Đạm Tiên. Nghĩ tới câuchuyện mẹ kể về nàng Đạm Tiên lúc trẻ, biết bao kẻ theo đuổi nàng nămxưa không còn thấy tăm hơi đâu cả, bất giác A Kiều ngậm ngùi rơi lệ, thắphương lạy trước mả Đạm Tiên mấy lạy. A Vân thấy thế bèn giục chị đi chỗkhác chơi, song A Kiều tho ái thác là mỏi mệt muốn về nhà. Lúc bấy giờchợt có chàng Bùi Kim Trọng là công tử con vị tài chủ ở làng bên dắt ngựađi tới, định đỡ A Kiều lên ngựa. Nhưng A Kiều từ chối khiến Kim Trọng tỏ ýrất áy náy. Từ đó, A Kiều về nhà luôn nhớ nhung Kim Trọng mà sinh bệnh. Biếttin, Kim Trọng bèn mạo nhận là thầy thuốc đến nhà tài chủ họ Nguyễn thămbệnh cho nàng A Kiều. A Kiều vừa nhác thấy Kim Trọng thì bệnh đã đỡ vàiphần. Cha A Kiều liền mời Kim Trọng ở lại chữa trị tiếp cho A Kiều cho đếnkhi khỏi bệnh. Sau đó ít lâu A Kiều khỏi bệnh. Kim Trọng trở lại nhà mình. Chachàng Kim bắt chàng nhốt vào phòng đọc sách, bắt chàng phải chăm chỉgắng công học hành. Đến ngày mồng 10 tháng 6 nông lịch là ngày hội hát đối đáp ở khápđình (đình làng) của tộc người Kinh, Kim Trọng mượn cớ đi lễ tổ để tới đìnhlàng dự hội. Song tại đình làng chàng Kim không tìm thấy A Kiều. Chàngthẫn thờ như kẻ mất hồn, đi thất thểu ra ngoài làng, ngồi bệt dưới gốc câyđa cổ thụ, bỗng chàng ngồi phải một cái thoa gài tóc bằng vàng, chàng cầmlên xem thì nhận ra đó là cái thoa của A Kiều. Lúc ấy A Kiều cũng đang cúi đầu bước tới để tìm cái thoa. Thế là haingười có dịp gặp gỡ, cùng thề thốt kết làm vợ chồng. Kim Trọng về nhà, xincha đi cầu hôn. Cha chàng trách mắng chàng sớm nghĩ tới việc yêuđương, lệnh cho chàng nếu không thi đỗ Trạng Nguyên thì suốt đời khôngcho lấy vợ. Kim Trọng vội vã lên đường đi thi, nhờ người mang thư cho A Kiều,hẹn rằng sau khi thi đỗ sẽ về cưới nàng làm vợ. Bấy giờ có một lái buôn ở trọ nhà A Kiều, hắn thấy A Kiều xinh đẹpbèn xin cha n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: