Danh mục

TRUYỆN KIỀU (Trích đoạn) - KIỀU VÀ THÚC SINH

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 126.24 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một hôm, Kiều nhận được danh thiếp của một người khách hâm mộ tài sắc của nàng. Đó là Thúc Kỳ Tâm, một thanh niên dòng dõi con nhà nho học. Chàng là người huyện Vô Tích, phủ Châu Thường. Cha chàng có mở một của hàng buôn bán ở Lâm Tri, nên chàng phải theo. Hai người gặp nhau và có cảm tình với nhau. Không thể cầm lòng truớc vẻ đẹp mơn mởn của Kiều, chàng Thúc đã vui say bên nàng đến não nùng. Nào ai có lạ gì cái lẽ đồng thanh tương ứng, đồng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRUYỆN KIỀU (Trích đoạn) - KIỀU VÀ THÚC SINH TRUYỆN KIỀU (Trích đoạn) - KIỀU VÀ THÚC SINH Một hôm, Kiều nhận được danh thiếp của một người khách hâm mộ tài sắc củanàng. Đó là Thúc Kỳ Tâm, một thanh niên dòng dõi con nhà nho học. Chàng là ngườihuyện Vô Tích, phủ Châu Thường. Cha chàng có mở một của hàng buôn bán ở LâmTri, nên chàng phải theo. Hai người gặp nhau và có cảm tình với nhau. Không thể cầm lòng truớc vẻ đẹpmơn mởn của Kiều, chàng Thúc đã vui say bên nàng đến não nùng. Nào ai có lạ gì cáilẽ đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu! Tuổi trẻ. Sắc đẹp. Duyên dáng. Đêmvắng… Thử hỏi làm sao không say đắm nhau? Dịp may đã tới: Thúc ông về quê thăm nhà. Thế là ngày nào Thúc Sinh cũngđến với Kiều; gió mát trăng thanh, câu thơ chén rượu, hương thơm trà đượm, cờ vây,điệu đàn… Tài, sắc, cảnh, tình đã làm cho Thúc Sinh ngây ngất, mê mệt, quên cả việcbuôn bán, quên luôn gia đình. Hai người đã hiểu tính nết của nhau nên sự dan díucàng thêm sâu đậm, khó lòng gỡ ra. Thúc Sinh hoàn toàn chìm đắm trong đôi mắt Kiều. Chàng vung tay không chúthối tiếc, miễn sao Kiều được vui. Thấy vậy, mụ Tú bà càng ra sức trang điểm choKiều. Máu tham của ả giang hồ già sôi sục lên trước cây tiền của Thúc Sinh Kìa! Chim quyên đã kêu, hoa lựu đã nở. Hè đã đến rồi! Một hôm trong lúcKiều tắm bằng nước thơm, Thúc Sinh tò mò nhìn xuyên qua bức màn đỏ rồi tức cảnhsinh tình, làm một bài thơ Đường luật, tả cái “vẻ đẹp trời cho” của Kiều và muốn Kiềuhọa lại bài thơ của mình. Kiều khen thơ của Thúc Sinh nhưng từ chối họa thơ, nóirằng mình đang nhớ nhà, hẹn dịp khác. Thúc Sinh lấy làm lạ, hỏi: - Thế ra má đây không phải là mẹ của nàng sau? Nghe hỏi thế, Kiều sa sầm nét mặt, nói xa xôi: - Thiếp nay như cánh hoa đã lìa cành còn chàng thì như con bướm bay lượnchung quanh. Lại nữa, chàng đã có vợ rồi! Đôi ta chỉ nên “thân nhau” theo kiểu tạmbợ mà thôi Thúc Sinh nói: - Sau ngày gặp nhau, tôi đã yêu nàng, vì vậy cho nên tôi mới hỏi cặn kẽ. - Thiếp rất cảm ơn chàng, nhưng chuyện đó không dễ chút nào: việc chàngcưới vợ lẽ cũng khó như việc thiếp ra khỏi thanh lâu. Bấy lâu nay, chàng đến đây là vìchàng yêu cái sắc đẹp của thiếp; mai sau nếu sắc đẹp này tàn phai, liệu chàng còn yêuthiếp không? Vả chăng từ trước đến giờ, vợ chồng chàng đã yêu thương nhau, nay nếuchàng có thêm thiếp thì cái tình cảm của chàng làm sao không bị phân chia. Mà nhưthế, thì chính thiếp là nguyên nhân làm cho tình yêu của chàng đối với chị có lúc nhạtphai. Vậy là mọi rắc rối trong gia đình chàng đều đổ lên đầu thiếp. Khi đó nếu chànglàm chủ trong nhà thì thiếp cũng được châm chế cho phần nào; còn nếu chị nắmquyền, thì thiếp sẽ là con mồi trước miệng sư tử. Khi về với chàng, tất nhiên thiếp sẽphải luồn cúi trước chị cả, điều đó cũng không sao. Nhưng trước cái ghen kinh khủngcủa chị ấy, thiếp sẽ khổ gấp ba lần so với ở đây. Lại nữa, trên chàng còn có phụ thân.Liệu ông có thương thiếp không? Hay ông sẽ nói rằng thiếp là hạng liễu ngỏ hoatường rồi thẳng tay đuổi thiếp. Nếu chuyện đó xảy ra, thiếp sẽ chịu đựng được, chỉ tộinghiệp cho danh giá của chàng! Nhưng nói thì nói vậy thôi, nếu chàng quả thật yêuthiếp thì chàng cứ tính đi! Tính sao cũng được, miễn là cho êm đẹp thì thôi Thúc Sinh nói: - Nàng chớ đoán mò! Té ra bấy lâu nay nàng vẫn chưa rõ tấm lòng của tôi ư?Chớ có sợ! Hãy tin tưởng tôi. Chúng ta đã sống bên nhau thì sao lại có chuyện xanhau? Nếu phong ba bão táp có kéo tới, tôi sẽ liều chết bảo vệ nàng. Hai người tiếp tục phân tích đủ điều lợi hại, rồi chỉ non thề biển và tiếp tục tâmsự cho đến lúc bình minh Sáng hôm đó, Thúc Sinh dẫn Kiều đi hóng mát ở vườn trúc, rồi thừa dịp đưanàng ra khỏi lầu xanh, đến một nơi kín đáo. Kế đó chàng nhờ người đi nói chuyệnphải quấy, phân tích điều lợi hại cho mụ Tú bà nghe Dẫu sao thì bà cũng mất nàng Kiều rồi! Nếu bà làm to chuyện, Thúc Sinh sẽđưa vụ này ra trước công đường, khi ấy bà sẽ bị ghép tội dụ dỗ gái nhà lành. Chi bằngbán Kiều cho Thúc Sinh đi! Bà lời quá mà! Bị thất thế, Tú bà nhỏ nhẹ xin lại số tiền đã mua Kiều. Hai bên trao vàng, nhậnngười trước mặt nhà quan. Thế là Kiều bước ra khỏi lầu xanh, lòng nhẹ nhàng nhưmột nàng tiên mắc đọa được phép rời cõi trần Kiều và Thúc Sinh về sống chung một nhà, rất hạnh phúc. Trước tình yêu vừamới có, Kiều càng lúc càng thêm đẹp. Phút chốc mà đã sáu tháng rồi. Ngoài sân, cây ngô đồng đã trổ vài chiếc lávàng: mùa Hạ ra đi. Tại các hàng giậu, hoa cúc đâm chồi nảy lộc: Thu vừa tới. Bấygiờ Thúc ông cũng đã trở lại Lâm Tri. Hay tin Thúc Sinh có vợ lẽ, ông nổi giận đùngđùng, đến rầy la, bảo phải đuổi Kiều về lầu xanh Thúc Sinh bạo gan, phân trần với cha: - Con đã nghe rõ lời cha dạy và biết rõ tội của con. Giờ đây cha cứ rầy la, đánhđập, con sẵn sàng chịu. Có điều chuyện… đã lỡ rồi. Vả chăng nàng sống với con nhưvợ chồng, nàng không phạm lỗi lầm gì, thì làm sao có thể dứt ân tình. Nếu cha chẳngthương con… thì thôi… thì… thì con không thiết sống nữa Nghe Thúc Sinh nói lời cương quyết, Thúc ông giận dữ, đi khiếu kiện. Quanphủ ra trát đòi hai bị cáo. Chuyện không có gì mà như sóng gió nổi lên ầm ầm trongcăn nhà của Thúc ông. Lát sau các sai nha đưa Kiều và Thúc Sinh vào quỳ trước côngđường Cả hai ngước nhìn lên, thấy đôi mắt quan phủ toát ra vẻ uy nghiêm như mặt sắtđen sì. Quan ra uy, vỗ bàn, mắng: - Gã thư sinh kia, sao lại dại dột thế? Còn cô gái kia, cô thuộc hạng ngườichuyên lấy phấn son lừa gạt đám trai tơ. Căn cứ vào đơn thưa, ta phán rằng: Hoặc làcô thọ phạt theo luật định, hoặc là phải trở về lầu xanh. Hãy chọn một! Kiều thưa rằng: - Bẩm quan, con đã là vợ của Thúc Kỳ Tâm, con không muốn xa chàng, consẵn sàng thọ phạt - Quân đâu! Cứ theo phép mà thi hành hình phạ ...

Tài liệu được xem nhiều: