Danh mục

Truyện ngắn Em tôi

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 118.07 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tôi đang say sưa đọc sách trên phòng, bỗng nghe tiếng bước chân của ai đó lần lên gác. Mẹ tôi đến… - Dì dượng về rồi hả mẹ? - Ừ, nhưng mà em con thì ở lại. - Em con? - Thì thằng Tánh đó! Dì mười gởi nó qua đây ở chung với mình để tiện việc đi làm. Dạo này vé số bán ế ẩm quá, thành ra nó đành chuyển nghề sang làm công nhân
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện ngắn Em tôi Em tôi (I)Tôi đang say sưa đọc sách trên phòng, bỗng nghe tiếng bước chân của ai đó lần lêngác. Mẹ tôi đến…- Dì dượng về rồi hả mẹ?- Ừ, nhưng mà em con thì ở lại.- Em con?- Thì thằng Tánh đó! Dì mười gởi nó qua đây ở chung với mình để tiện việc đi làm.Dạo này vé số bán ế ẩm quá, thành ra nó đành chuyển nghề sang làm công nhân.Công việc này cũng tương đối nhẹ nhàng, chỉ có điều hầu như đứng liên tục 12tiếng không nghỉ ngơi, trừ nửa giờ để ăn trưa…- Trời ơi việc gì mà khổ quá vậy? Mình đứng xuyên suốt như thế sao chịu nổi?- Con biết kem cây rồi đó! Em nó chỉ việc ghim thanh que vào kem, thế là xong.Nói chung phần việc khá đơn giản, lại được ở trong mát.Mức lương ban đầukhoảng bảy trăm mấy, về sau sẽ tăng dần lên. So với bán vé số, vừa phải bôn bakhắp chốn phố chợ phức tạp,dầm mưa dãi nắng; vừa thu nhập không ổn định, thìcó được một việc làm như vầy là tốt lắm rồi!Tôi sững sờ! Tánh chỉ nhỏ hơn tôi có một tuổi. Nhà nghèo, mồ côi cha, mẹ em táigiá. Từ nhỏ, em đã sớm lăn lộn với đời để mưu sinh, kiếm tiền về giúp gia đình.Mỗi giờ lao động vất vả của em, tính ra chỉ chừng hai ngàn đồng, trong khi đó mỗisáng tôi thường ăn một dĩa cơm tấm khoảng sáu, bảy ngàn; hay trưa trưa, buồnbuồn làm lay ray vài ly chè mát lạnh, đôi ba trái bắp nướng thơm lừng… Tôi chợtnhận ra cuộc sống của mình vô cùng hoang phí! Vậy mà trước đây, tôi còn cho làmình thật thiệt thòi và… đáng thương so với kẻ này, kẻ nọ. Nhưng giờ ngẫm kĩ lại:những người có khả năng tiêu tiền thoải mái như thế trong cái xã hội này vốn dĩđược là bao? Quả đúng với câu: “Ngước lên thì chẳng bằng ai / Ngó xuống thì thấychẳng ai bằng mình”…Tuy hiểu điều đó và rất cảm thông với em, nhưng khi được mẹ nhắc:- Con thấy không, quanh ta còn biết bao nhiêu mảnh đời bất hạnh. Con được nhưvầy là quá sung sướng rồi…Tôi vẫn nói bướng:- Mỗi người có một hoàn cảnh chứ mẹ!Mẹ cười, mắng yêu:- Đúng là ngang như cua! Có ngày mẹ “bẻ gãy càng” của con. *Chiều nay, vô tình tôi phát hiện ra: Tánh không biết chữ. Tôi hào hứng:- Mẹ ơi, nếu con đồng ý dạy, giúp cho em nó biết chữ, mẹ trả công cho con haitrăm ngàn nghe mẹ?- Được thôi. Nhưng phải kiên trì tới cùng, đừng “bỏ mứa” nửa chừng đó!Thế là tôi liền bắt tay vào công việc gia sư của mình. Tôi lôi thằng học trò “bất đắcdĩ” ra ban công và vội vã dạy gấp: “a,o,u,i…”. Nhưng ngặt nỗi, tôi quên: đứa “đệtử” mới kết nạp này vốn dĩ là một “anh chàng nhà quê”, nên khi đọc từng chữ theosự hướng dẫn của cô giáo “dễ thương”- tức là tôi, cứ ấp a ấp úng thế nào ấy. Tôibèn nghĩ ra một kế khá hiệu quả:- Con trai gì đâu mà nhát quá, như vầy mai mốt làm sao “cua” gái được?Câu nói khích của tôi dường như đã chạm trúng tới cái “chí khí nam nhi” trongthằng em. Nó không còn lẩm bẩm nữa mà bắt đầu phát âm dõng dạc, rành mạchhơn từng tiếng một.Nhân lúc nó đang chăm chú tập viết, tôi tranh thủ ngồi quan sát… Thật không ngờ:Mặt nó khá điển trai! Nếu biết chịu khó chăm chút, chỉnh chu thì tôi xin cam đoanvới “nhan sắc” ấy, tuyệt đối sẽ không thua kém gì những diễn viên thần tượng “cựchot” mà các bạn trẻ, đặc biệt là phái nữ hằng mến mộ. Nhưng nói cho cùng, nó vẫnchỉ là nó - một chú công nhân nhỏ, bình thường,cần lao và kham khổ. Cứ nhìn đôibàn tay,bàn chân chay sạn, sần sùi, thấp thoáng lộ vài vệt nám to tướng, màu đensậm in lên cái nền nước da ngâm mặn mòi, là đủ biết sự vất vả mà nó từng phảinếm trải. Tất cả chúng khiến cho người ta không tránh khỏi thứ cảm giác vừa xótxa, vừa cảm phục! **Dạo này, “đứa em nhà quê” làm tôi phát bực. Nói công tâm, nó thật sự rất ngoan:không hỗn hào,không sanh nạnh; thấy việc thì làm(thậm chí còn phải thườngxuyên làm tràn cả phần của tôi để cho “sư phụ” đây được thảnh thơi, có cơ hộimà… lười biếng!); nó cũng không thích xài “tuyệt chiêu” mách lẻo như mấy đứacon gái nhiều chuyện trong xóm vẫn thường dùng để trả đũa tôi; càng không baogiờ dám bắt nạt “chị hai” của mình(hihi,cái này thì ngược lại: tôi hay ăn hiếp nólắm! Ai biểu nó là em làm chi?)… Nói chung,thực sự nó không hề có biểu hiện gìsai trái khiến tôi phải nỗi cáu nhưng mà tại sao tôi vẫn cứ quạu nó nhỉ? Tôi cũngkhông biết nữa! Có thể là vì từ ngày nó dọn về đây sống chung, hễ ăn cái gì tôi đềuphải chia đôi(dù cho đó là tiền của tôi mua, thế mới ức chứ!). Đôi khi tôi định léngiấu món ngon thưởng thức một mình,nhưng lại sợ bị mẹ phát hiện, rồi trêu tôi là:“đồ ích kỉ, háo ăn,làm chị hai mà không nên nết…”.Mà nếu nhỡ có chuyện đó, tôivẫn có cách chống chế, chẳng hạn như: “Con đâu có muốn làm chị hai!” hoặc:“Con vốn ích kỉ, ham ăn từ lâu rồi chứ bộ!”,… Song, tôi chưa bao giờ “chơi xấu”như vậy, ít ralà cho đến thời điểm này, bởi tôi không muốn: “Một món ăn ngonlàm mòn ý thức”…Thực tình, tôi thấy mình hơi hơi thiếu trách nhiệm một chút xíu! Vì tự dưng lạigiận nó vô cớ, thành ra bỏ phế luôn công việc dạy h ...

Tài liệu được xem nhiều: