If we want a love message to be heard, it has got to be sent out. To keep a lamp burning we have to keep putting oil in it. Mother Teresa Tôi như cái bánh xe, cứ tiếp tục lăn theo ngày tháng, chuyện gì rồi cũng quên. Vậy mà không thể quên được hắn. Biến cố năm 75, đưa tôi sang đất Hoa Kỳ. Những năm dài lao-động vinh-quang đôi khi cũng làm tôi tủi thân, nhưng nghĩ đến bạn chắc giờ này đang miệt mài trong trại học tập, cải tạo, tôi cũng có phần an ủi, dù...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện ngắn Giọt Buồn Giọt BuồnIf we want a love message to be heard, it has got to be sent out.To keep a lamp burning we have to keep putting oil in it.Mother TeresaTôi như cái bánh xe, cứ tiếp tục lăn theo ngày tháng, chuyện gì rồi cũng quên. Vậy màkhông thể quên được hắn.Biến cố năm 75, đưa tôi sang đất Hoa Kỳ. Những năm dài lao-động vinh-quang đôi khicũng làm tôi tủi thân, nhưng nghĩ đến bạn chắc giờ này đang miệt mài trong trại học tập,cải tạo, tôi cũng có phần an ủi, dù sao tôi cũng còn được thở không khí tự-do. Bạn tôi,một người chưa hề bị ai khuất phục, chắc là khó sống được với những người bên kiachiến tuyến. Bao nhiêu năm sống trên đất người, tôi vẫn nghĩ tới bạn và tìm mọi cách đểliên lạc nhưng đều thất bại, cho đến một hôm, có người bạn rủ đi coi một ông thầy bóingười Miên. Tính hiếu kỳ dẫn tôi lại gặp ông Thầy, tôi cũng thưa thật hoàn cảnh, muốntìm lại người bạn nối-khố khi xưa nhưng không biết cách nào. Ông Thầy biểu viết têntuổi vào một mảnh giấy, rồi ông tới bàn thờ khấn một hồi và cho tôi hay:-Khoảng hai, ba tháng sẽ gặp lại bạnNghe thì biết vậy nhưng tôi không tin cho lắm, nên hỏi thêm:-Bạn tôi có sao không?Ông thầy không lưỡng-lự, đáp ngay:-Ạnh ta nghèo lắm, chân bên phải bị cái gì đó đi cà-nhắc. Tôi cảm ơn ông Thầy và tặngông một chút tiền còm rồi ra về, trong thâm tâm tôi nghĩ: “Chắc là Bà Cụ thân sinh bạntôi đã được như ý nguyện: Từ nay sẽ nuôi thằng con tật nguyền suốt đời”. Tôi buồn bãhết mấy ngày vì chuyện không căn cứ, tự nhủ “Đã bao nhiêu ông thầy bói nói trúngchuyện dương gian?”. Vậy mà vẫn bần thần nhớ lại đủ chuyện, một thời...*Hồi xưa trường trung học Chu-Văn-An Saigon thường tuyển học sinh mới vào lớp đệTam, chúng tôi bốn đứa từ bốn miền khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, được trúng tuyểnvào học cùng lớp và trở nên “bốn chàng Ngự-Lâm Pháo-Thủ”. Lễ, người miền Trung,Kính, một loại “Bắc-Kỳ Cũ” gia đình đã từ Bắc di cư vào Nam trước năm 1954, tôi đượcgọi là “Bắc-Kỳ Rốn” hay Bắc-Kỳ có cọng rau muống ở sau .... , Thanh, Nam-Kỳ chánhhiệu con nai vàng. Năm đầu tiên Chu-Văn-An còn phải học ké mấy dẫy nhà sau củatrường trung học Pétrus Ký, Chúng tôi là thứ công dân hạng nhì con nhà nghèo phải ănnhờ ở đậu, so với đám hoc sinh Pétrus Ký.Thời đó, Công Sản tìm đủ cách để chia rẽ Bắc, Nam cho nên những trận ẩu-đả sẩy rathường xuyên giữa 2 đám học sinh học cùng trường nhưng khác tên: Pétrus Ký và Chu-Văn-An hay học-sinh Nam Kỳ và học sinh Bắc Kỳ. Đám Pétrus Ký mỗi lần thấy đámChu-Văn-An là bắt đầu la to: “Băc Kỳ ăn cá rô cây”. Anh bạn Nam Kỳ của tôi lại chínhlà người hăng-hái nhất đứng ra bảo vệ danh dự cho Chu-Văn-An. Chúng tôi bốn đứađồng lượt la to: “Chu-Văn-An Tiến”, thế là hai bên sáp lá cà ẩu đả. Qua năm đệ nhị, Chu-Văn-An được về khu nhà mới xây gần Nhà Thờ Ngã Sáu, từ đó những trận nội chiến mớichấm dứt. Trong bốn đứa chúng tôi, Thanh và Kính là con nhà khá giả, Tôi và Lễ là haiđứa khố rách áo ôm, cho nên mỗi lần trốn học đi đánh Pingpong hay Billard, hai tên nhàgiàu tranh nhau chi tiền. Tôi không mặn mấy món giải trí đó cho lắm, đánh cho vui vậythôi cho nên ngón nghề chẳng tiến thêm được chút nào, mặc dầu các bạn tôi tốn rất nhiềutiền cho chủ bàn. Ngược lại Thanh càng ngày càng xuất sắc, hắn bắt chước lối “CầmThìa” của cây vợt bóng nhựa vô-địch Nhật Bản TANAKA. Lối cầm vợt chủ về thế côngmà bỏ trống hẳn thế thủ. Tanaka quan niệm rằng: Giống như đánh võ đài, nếu cứ tấncông tới tấp, đối phương chỉ lo chống đỡ mà không có dịp phản-công, phần thắng bao giờcũng về mình. Đó là lối đánh mới lạ và vũ-bão khác hẩn lối “công, thủ đề huề” của nhàvô địch Mai-Văn-Hoà. Thanh đã trở nên một tay vợt xuất sắc, vô địch toàn trường rồi đạidiện đi đấu với 6 tỉnh miền Tây.Tôi và Thanh càng ngày càng thân thiết hơn, những kỳ nghỉ hè tôi đến nhà Ba, Má Thanhchơi ăn vạ hết cả ba tháng hè. Báo hại bà chủ trọ không biết tôi đi đâu, sống chết ra sao,nhưng điều bà lo lắng nhất vẫn là không đòi được tiền thuê nhà tháng đó. Thanh trọ họcnhà ông Dượng, cũng gần chỗ tôi ở cho nên những ngày không đi học tôi đều qua đó chơivà kiếm ăn. Ông Dượng có bày con rất dễ thương và ngoan ngoãn, đám trẻ đang đổi từchương trình Pháp qua chương trình Việt, nên tôi lại được làm chân cậu giáo.Năm thi tú-tài I, bốn đứa chúng tôi đều đậu cả. Tuổi mới lớn, bắt đầu suy tư. Tôi và Lễbiết thân phận nghèo cho nên vấn đề học tập không dám lơ là. Năm đệ nhất, biến cố đảochánh 63 sảy ra, đám học trò cũng làm cách mạng! Nhiều giáo-sư trung-học bị chụp mũlà mật-vụ, trong đó có một giáo-sư dạy triết nổi tiếng của đệ-nhất C. Thế là đám “bảo-vệ-thầy” và đám “Cách-Mạng” đánh nhau một trận rất hăng mà chiếc cầu thang lầu 3 và lầu4 là bãi chiến trường. Bạn tôi, một tên Nam-Kỳ chánh hiệu, bao giờ cũng có máu gianghồ “Anh hùng thấy chuyện bất bình chẳng tha” thế là hắn nhẩy vào phe phòng thủ vàđánh bại phe “Cách-mạng” để cứu bồ. Dĩ nhiên là những cái mũ vì tư thù cá nhân chụplên vài ngày rồi cũng rớt ...