Tôi buông vội nàng ra. Nàng mở tròn mắt nhìn tôi. ánh mắt ngạc nhiên ròi đượm buồn. Chuyện xảy ra quá đột ngội làm tôi không biết nên nói gì. Nàng hình như cũng muốn nói điều gì đó mà không nói ra được. Thời gian trôi trong im lặng. Bỗng nàng rút từ trong túi ra một lá thư, một mảnh giấy thì đúng hơn, đặt vội lên bàn, rồi vùng đứng dậy, mở cửa và đi thẳng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện ngắn Hương Xa Hương Xa Dương Thượng ỨngTôi buông vội nàng ra. Nàng mở tròn mắt nhìn tôi. ánh mắt ngạc nhiên ròi đượm buồn.Chuyện xảy ra quá đột ngội làm tôi không biết nên nói gì. Nàng hình như cũng muốn nóiđiều gì đó mà không nói ra được. Thời gian trôi trong im lặng. Bỗng nàng rút từ trong túira một lá thư, một mảnh giấy thì đúng hơn, đặt vội lên bàn, rồi vùng đứng dậy, mở cửa vàđi thẳng. Tôi ngồi lặng người cho tới khi tiếng gót giầy của nàng đã khá xa mới liếc vàohàng chữ cuối lá thu: ...Em sắp đi léi chồng nhưng o coên anh. Tôi chẳng buồn đứng dậycứ ngồi nguyên trên giường nghĩ miên man những chuyện xảy ra giữa tôi và nàng trongmấy tháng qua....Chẳng nhớ hôm đó có việc gì mà tôi lang thang gần khu Triển lãm quốc tế giữa Bucarét.Người đi kẻ lại nườm nượp tôi vẫn kịp nhận ra một cô gái á đi lẫn trong đám bạn gái Âu.Nàng có dáng người thon thả, nét mặt thanh tú. Chiếc mũi hẹp hơi hếch chen giữa đôimắt to, tinh nghịch. Nụ cười luôn nở trên môi mọng đỏ. Nàng đẹp, chỉ phải cái nước danếu gọi là bánh mật thì đúng thứ mật hơi bị quá lửa.Tính tò mò khiến tôi muốn biết nàng người xứ nào. Ðoán là người Trung Quốc, tôi rảobước tới gần và cất tiếng chào: Nỉ hảo!: Nàng quay lại nhìn tôi, nhăm mũi cười, rồi nháymắt bên phải và đi tiếp. Nàng huyên thuyên với đám bạn bằng tiếng Pháp, thỉnh thoảngđá tiếng Anh, cả tiếng Rumani nữa. Chắc họ là người tứ xứ. Tôi không bỏ cuộc, tiếp tụcrảo bước bên cạnh nàng chỉ quay lại, nhắm mũi cười, rồi nháy mắt bên trái và đi thẳng.Tôi bị tên, rủa thầm đồ quỷ cái và quay gót.Tưởng mọi chuyện kết thúc ở đây, không ngờ khoảng tuần lễ sau, khi tôi đang đi dọc bờsông xem người ta câu cá thì có tiếng xin chào từ phía sau. Tôi quay lại và quá ngạcnhiên, vì lại là nàng mà nàng lại nói tiếng Việt. Hỏi đi đâu thì nàng bao: Chiều nào mìnhcũng ra đây thở ôxy. Tôi hơi ngớ người, nhưng hiểu ngay là người đi thở không khítrong lành. Hoá ra nàng ở bloc phía trong. Chúng tôi đi dọc bờ sông nói chuyện. Nàng kểqua chuyện lạc mẹ hồi năm bảy lăm, cùng bố chạy về rồi ông lấy vợ, nàng sống tự lập,nay sang Buc vì một áp phe nào đó. Tuổi chừng hai lăm, kém tôi chút ít.Ðến gần cầu tôi hỏi nàng vượt đường dài hay chui gầm. Nàng chẳng trả lời, cứ phămphăm xuống sát bờ sông và đi qua gầm cầu. Dưới cầu khô ráo nhưng hơi tối, lại lắmchuột. Từng bầy chuột cống nối đuôi nhau chạy rầm rập. Một đôi chuột to sù vừa cắnnhau chí choé vừa chạy qua chân nàng. Tưởng phen này nàng sẽ rú lên và ôm chầm lấytôi, nhưng không, nàng lại đuổi theo bọn chuột chạy một mạch qua bên kia gầm cầu. Tôicứ lững thững một mình. Trên cầu, một chiếc tram-vai chạy qua kêu rầm rầm như máybay ném bom xa.Tôi vừa nhô đầu lên khỏi dốc nàng đã đón hỏi: Bạn gọi là gì nhỉ?. Tôi nói tên Bình.Nàng cũng tự giới thiệu: Mình tên cũ là Hương, mẹ đặt cho, vì đẻ mình ở một vạn chàitrên sông Hương. Nhưng sang đây người ta gọi khác rồi. Tôi hỏi là gì, nàng bảo: LàBạch Tuyết. Tôi không nén nổi, bật cười. Nàng cau mày hỏi cười gì. Tôi bảo: Cườitên... tên cái cầu ấy mà Suýt nữa tôi buột mồm nói là cười cái tên Bạch Tuyết, vì trótnghĩ tới làn da của nàng. Nàng lại hỏi: Cầu Colentina có gì đáng cười. Sợ nói quanh conàng sẽ nghi ngờ, tôi đành lấp liếm bằng câu chuyện được nghe từ nhỏ: Cầu Long Biênở Hà Nội còn có tên Tây là Ðu-me, để kỷ niệm ông Ðoumer. Có ông thày người Tây hỏihọc trò ta tên chiếc cầu ấy. Cả lớp chẳng ai trả lời được. Thày bực mình đi đi lại lại, nệngót giầy đôm đốp. Một cậu học trò đâu người miền trong bực quá văng tục: đùmẹ! Ôngthày quay lại, mặt mày rạng rỡ: Ðù mẹ, tốt tốt!.... Và cho điểm khá cao. Nghe tới đó,nàng cườiÕ phá lên rồi kéo tay tôi chạy băng qua công viên. Tôi vừa chạy vừa nghĩ tớicảnh trai gái đuổi nhau trong phim truyện, có điều chưa thấy đàn bà con gái kéo tay đànông chạy bao giờ.Chúng tôi gặp lại nhau hôm sau, rồi hôm sau nữa, kể chuyện thời thơ ấu cho nhau nghe.Thì ra nàng có một tuổi thơ đầy gai góc. Sống thiếu mẹ nàng rất buồn. Ông bố cũngbuồn, nhưng ông đã giải quyết bằng cách lấy một bà đầm gốc Pháp hơn ông gần chụctuổi. Bà săn sóc ông chu đáo, nhất là khoản uýt-ky. Ông bảo rượu vào để quên cái quákhứ đáng nguyền rủa, và có lẽ cũng vì vậy mà quên luôn mình có đứa con gái pha dòngmáu Việt. bà mẹ đầm tuy không xử tệ với nàng cho nàng ăn học tử tế, chỉ có điều bàthường không nhớ trong nhà có đưa con gái khi ở nhà thì lầm lì, khi ra khỏi nhà thì nhưsáo xổ lồng. Trong trường, nàng có mấy đứa bạn người Việt. Tuy nhiên, hầu hết đều ra đitừ nhỏ cho nên vốn liếng Việt ngữ chẳng đứa nào đọc được một mẩu chuyệnÕ hoặc viếtnổi một lá thư bằng chữ Việt. Chưa kể có mấy đứa bạn, cha, mẹ là người Việt hẳn hoi,nhưng vì thường dùng tiếng nước ngoài cả khi ở nhà cho tiện, rốt cục con cái giỏi tiếngnước ngoài mà quên hẳn tiếng Việt. Riêng nàng thì khác, mong học được tiếng Việt để hyvọng có ngày về thăm mẹ, nên hằng ngày còn nghe đài nước ngoài phát tiếng Việt. N ...