Danh mục

Truyện ngắn Khoảng Cách Mong Manh

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 230.27 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mẹ gọi tôi lúc gần nửa đêm cho hay Thúy-Yên phải nhập bệnh viện khẩn cấp vì bị ngất xỉu và xuất huyết nhiều, Bác Sĩ còn đang chụp quang tuyến và làm CT scan chưa biết chắc là bệnh gì. Mẹ có vẻ bồn chồn lo lắng lắm. Dặn tôi cố gắng thu xếp về lo cho em. Tôi hứa sẽ bay sang Houston sớm nhất, có thể là ngày mai để săn sóc và an ủi em. Cả đêm không ngủ được, đầu óc cứ quanh quẩn mãi về đứa em hiền hòa con Dì Bảy. Dì Bảy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện ngắn Khoảng Cách Mong Manh Khoảng Cách Mong ManhMẹ gọi tôi lúc gần nửa đêm cho hay Thúy-Yên phải nhập bệnh viện khẩn cấp vì bị ngấtxỉu và xuất huyết nhiều, Bác Sĩ còn đang chụp quang tuyến và làm CT scan chưa biếtchắc là bệnh gì. Mẹ có vẻ bồn chồn lo lắng lắm. Dặn tôi cố gắng thu xếp về lo cho em.Tôi hứa sẽ bay sang Houston sớm nhất, có thể là ngày mai để săn sóc và an ủi em.Cả đêm không ngủ được, đầu óc cứ quanh quẩn mãi về đứa em hiền hòa con Dì Bảy. DìBảy nhanh nhẹn và rất tháo vát trong công việc làm ăn, buôn bán, khác xa với mẹ tôi. Dìlà người ngoài xã hội còn Mẹ chỉ quanh quẩn trong nhà săn sóc chồng con. Thực sự Mẹvà Dì Bảy chẳng phải ruột thịt gì, Dì là người giúp việc cho Ngoại. Ngoại thương Dì Bảyvì mồ côi không nơi nương tựa, mặt mày xinh đẹp, trắng trẻo, giỏi dắn. Dì giúp Ngoạitrông coi sạp vải ngoài chợ, buôn bán rất đắt hàng, nhờ cái miệng có duyên mời mọckhách, khó ai mà từ chối được.Lớn lên Ngoại gả chồng và giúp cho Dì chút vốn làm ăn. Chồng Dì là bạn rất thân của batôi. Dì học hành không qua bậc tiểu học nhưng tính toán giỏi, đầu óc rất “nhạy”, đánh hơithấy chỗ nào làm ăn được là nhào vô ngay. Lúc quân đội Mỹ còn hoạt động mạnh mẽ ởVN, Dì thầu rác Mỹ và câu lạc bộ trong căn cứ Long Bình, ngay ngã ba Tam Hiệp cạnhxa lộ Sàigòn Biên Hòa. Rác từ căn cứ mỗi sáng được chở về nhà kho rất lớn, một toánnhân viên lựa chọn ra những thứ còn dùng được để bán lại, những đồ phế thải thì đưa rabãi rác bên xa lộ Saigon-Biên Hòa. Đôi khi quân đội Mỹ di chuyển hay dọn dẹp nhà kho,họ vứt cả những hàng hóa hay thực phẩm còn nguyên xi trong thùng. Tất cả lương thựcvà đồ dùng đều chở từ Mỹ qua, kể cả nước uống đóng chai, xà bông tắm, dầu thơm, kemđánh răng, đồ hộp ... cho nên gọi là rác nhưng lẫn trong đó có biết bao thứ quý giá có thểbán được.Chồng Dì, Dượng Bảy là thày giáo biệt phái, khỏi phải hành quân tác chiến. Nhờ dạy họcDượng được quanh quẩn ở nhà nên ngoài giờ làm việc trong trường, Dượng giúp Dìtrong việc làm ăn buôn bán. Hai vợ chồng bận bịu suốt ngày lo ngoại giao, sổ sách, thàythợ, bạn hàng … nên Thúy-Yên hầu như ỏ với gia đình tôi nhiều hơn với cha mẹ em. Mẹrất thương yêu em, như Ngoại thương Dì Bảy vậy, ngược lại em cũng thương và quý mếntôi như người anh cả. Lúc thịnh thời, Dì giúp Mẹ rất nhiều, đôi khi thầu được một mónhàng béo bở Dì lại nhờ Mẹ bỏ mối cho bạn hàng ngoài chợ Biên Hòa. Mẹ chỉ việc giaocho cô Năm, em Ba tôi, rồi tùy Cô muốn bán cho ai thì bán. Mẹ đứng trung gian kiếm lời.Thực sự, Dì có thể chẳng cần Mẹ, nhưng muốn giúp Mẹ có chút tiền còm để bù vào đồnglương quân đội rất hạn hẹp của Ba. Đôi khi đến nhà chơi, thế nào Dì cũng dúi cho tôi íttiền may quần áo, mua sách vở hay tiêu vặt. Dì luôn nhắc nhở tôi coi chừng em cho Dì,mà dù Dì không nhắc tôi cũng cảm thấy có trách nhiệm với em.Tôi và Thúy-Yên chơi với nhau từ nhỏ, tôi muốn có một đứa em gái để chiều chuộng,còn em, muốn có anh trai để vòi vĩnh. Lớn lên một chút em theo tôi đi học, lúc nào cũngquấn quýt bên tôi để mè nheo đủ chuyện. Có khi em làm biếng đi học, kêu đau chân, bắttôi phải cõng đến trường. Có khi, đi đến cổng trường rồi khóc đòi về, tôi phải ghé hàngbán kẹo kéo, em thích lắm, bao giờ cũng giành quay số, luôn vỗ tay hăng hái để đượctrúng hai cây kẹo, quên đòi về. Có lần Mẹ may cho bộ đồ mới, em nghịch đất mặt màylấm lem, chân tay dơ dáy, quần áo bẩn thỉu về bị Mẹ khẽ tay, thế là em khóc dỗi nức nở,tôi phải dẫn ra đầu xóm kiếm hàng cà lem em mới thôi khóc. Từ đó mỗi khi tay dơ em lạichìa tay ra cho tôi rửa, cầm bàn tay em nhỏ xíu, trắng trẻo, tôi hun mãi làm em cười nhưnắc nẻ. Một hôm Ba về phép dẫn tôi và em đi tắm hồ, Ba về nhà trước, tôi và em về sau,không biết sao, tôi dẫn em đi lạc rất xa. Lúc đó tôi độ 9 tuổi còn em chừng 3 tuổi. Em lẽođẽo theo sau tôi, vừa đi vừa khóc. Tôi cũng sợ lắm, chẳng biết lối nào đi về nhà, càng đicàng chẳng thấy chỗ nào là quen thuộc cả, nhưng vẫn trấn an em: “Nín đi cưng, gần vềđến nhà rồi!”, em nghe dỗ lại càng khóc to thêm. May quá, có một bà lớn tuổi, thấy haiđứa bé vừa đi vừa khóc, mới dẫn vô nhà cho ăn uống rồi hỏi thăm, dẫn hai anh em vềnhà. Mẹ thấy hai anh em trở về bình an, vội ôm chầm lấy em, khóc hết nước mắt. Mẹthương em lắm, chỉ sợ tôi bắt nạt em. Nếu không có cuộc đổi đời 30 tháng tư năm 75,chắc anh em tôi cũng êm đềm sống bên cha mẹ, học hành, vui vẻ như bao nhiêu trẻ emkhác chẳng có gì đáng nói.Sau ngày mất Saigon, Ba và Dượng Bảy bị đi tù cải tạo. Dượng là sĩ quan biệt phái lạigiao dịch với quân đội Mỹ nên tội to lắm, đi tù mãi chắng có ngày về. Nhằm lúc chánhquyền đánh tư sản, nửa đêm công an đến bao vây nhà, lục soát, đào sới cả vườn sau đểtìm vàng bạc chôn dấu, rồi đuổi hai Mẹ con Dì đi kinh tế mới. Căn nhà lầu 4 tầng mặttiền, đầy nhóc hàng hóa và đồ đạc, bị tịch thu cho cán bộ ngoài Bắc vô ở. Chẳng biết làmcách nào, Dì chạy chọt nhập hộ khẩu với Mẹ. Dì dẫn Mẹ ra buôn bán chui ngoài chợ, bấtcứ thứ gì Dì cũng có thể mua đi bán lại được, t ...

Tài liệu được xem nhiều: