Bảo mồ côi cha mẹ từ sớm, sống với chị Tình, người chị ruột. (Anh không còn anh chị em nào khác). Chị Tình nghèo, “nghèo tàn mạt” – nói theo kiểu anh Tình – do nơi hai vợ chồng, ngay khi gặp nhau đã cùng khổ sẵn, và do đông con, đến bảy đứa. Nên tuy ở cùng nhà nhưng Bảo phải tự lực kiếm sống ngay từ lúc mười một tuổi. Anh đã làm nhiều việc: bán thuốc lá trên xe lửa, sửa xe đạp, làm công cho các lò bánh mì, các xưởng nước mắm, các rạp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện ngắn Kỷ Niệm Kỷ NiệmBảo mồ côi cha mẹ từ sớm, sống với chị Tình, người chị ruột. (Anh không còn anh chịem nào khác). Chị Tình nghèo, “nghèo tàn mạt” – nói theo kiểu anh Tình – do nơi hai vợchồng, ngay khi gặp nhau đã cùng khổ sẵn, và do đông con, đến bảy đứa. Nên tuy ở cùngnhà nhưng Bảo phải tự lực kiếm sống ngay từ lúc mười một tuổi. Anh đã làm nhiều việc:bán thuốc lá trên xe lửa, sửa xe đạp, làm công cho các lò bánh mì, các xưởng nước mắm,các rạp hát… Tuy vất vả như thế, anh cũng mày mò học được đến hết lớp 9. Anh có chí,thừa lạc quan, luôn vui vẻ, yêu đời.Lúc chúng tôi quen nhau, năm 1972, Bảo là chàng trai vừa tròn hai mươi, đang làm thuêcho một ngôi chùa, rành nghề sản xuất nhang, xì dầu, tương, chao. “Bảy năm nữa mình sẽthành kỹ sư trăm nghề”, anh đùa.Vào lúc chiến cuộc sôi bỏng nhất số mệnh đã ưu đãi Bảo: nhờ một người bà con xa, vànhờ may mắn Bảo xoay được giấy miễn dịch vì lý do kém sức khỏe, khỏi vào lính.Nhưng sau đó, số phận trớ trêu (có phải là số phận không), đã khiến anh chết đột ngột vìbom đạn.Bốn tháng sau khi rời khỏi Thanh Hà, tôi nghe tin Bảo chết. Anh chết trong một cuộc đấuđá nảy lửa giữa hai bọn lính (Sài Gòn) say rượu.Hôm ấy, trong quán phở Mỵ Châu, hai tốp lính dữ tợn đã bất ngờ mở ra một trận kịchchiến. Chúng nó giành gái. Và chúng cũng muốn chứng tỏ với thiên hạ rằng ta đây anhhùng, – anh hùng theo cách chúng nghĩ. Chúng choảng nhau bằng ghế đẩu, chai bia, daophay, và lựu đạn. Thực khách đông nghịt, nhưng chỉ một số chạy được ra ngoài… Trậnđấu cũng đẫm máu như ngoài chiến trường, với con số thiệt hại được tổng kết: sáu chết,mười sáu bị thương. Trong số người chết có Bảo. Người ta nói, bi thảm như thế nhưngvẫn còn may, số thương vong còn có thể cao hơn nữa, vì có những người chỉ ngồi cáchchỗ hai quả lựu đạn nổ bảy, tám mét mà vẫn nguyên lành.Buổi sáng chia tay nhau ở bến xe tôi đâu ngờ mình sẽ không còn gặp Bảo nữa. Vẫn nhưthường ngày, anh tươi tỉnh, luôn miệng khôi hài mà không cười. Tôi càng không nghĩBảo sẽ chết dữ, bởi anh không sờ đến súng đạn, và ở giữa lòng phố phường.Đưa Bảo ra nghĩa trang, trong số người khóc, ngoài gia đình chị Tình, còn có một ngườikhông phải là vợ, không phải họ hàng: Diễm.Hai năm cuối đời Bảo sống chung với Diễm, như vợ chồng. Diễm góa chồng năm hămhai tuổi, có một con gái. Chiến tranh đã gây ra hàng vạn trường hợp góa bụa tức tưởi nhưthế. Bảo coi đây là mối tình lớn của mình, và anh không tiếc lời tán tụng nó. Anh nói: côấy đầy nữ tính, nết na, thùy mị. Cô ấy có tất cả các đức tính của người phụ nữ hiềnthục…Quả thực, Diễm xinh đẹp. Cô ta ăn nói khôn khéo, dịu ngọt. Và đặc biệt cô có đôi mắtđen láy, sắc. Bảo khen đôi mắt ấy “có cái nhìn thơ dại, ngơ ngác, dễ làm xao xuyến lòngngười”. Anh thường nói với tôi: “Lắm người chê, mới lớn ai lại đi lấy bà góa. Nhưng mặchọ, dẫu có sáu con đi nữa Diễm vẫn trẻ dại, xinh tươi và tao vẫn cứ đắm đuối yêunàng”… Như mọi người khác, anh không có khả năng nhìn thấy trước tai ương. Nếu giỏinhư các đấng tiên tri, anh đã không nói vậy. Bởi vì, chỉ vài tháng sau ngày Bảo chết,người ta thấy Diễm sống chung với một người đàn ông khác ở một thị trấn trên TâyNguyên! Hẳn là cô ấy vẫn đẹp, với cái nhìn ngơ ngác. Biết nói sao…! Có thể cho rằng,sống mãi với hình ảnh của người chết là không cần thiết. Nhưng quay lưng, quên nhanhnhư thế thì cũng không được bình thường, hơi tàn nhẫn, khác với đức tính thủy chung củangười phụ nữ Á Đông.*Trong công việc làm ăn mới của chúng tôi, tôi ghi vào sổ tay nhiều tên người, tên thànhphố, hãng xưởng; là những địa chỉ tôi sẽ đến, sẽ liên hệ. Trong số đó nổi bật nhất là ôngPhát Lợi và thành phố Thanh Hà. Ông Phát Lợi không có gì đặc biệt, nhưng nhờ ông tôiđược về thăm lại Thanh Hà, nơi trước đây tôi từng sống ba năm, và có lúc tôi đã yêumến, coi như quê hương mình.Đến Thanh Hà lúc bốn giờ chiều, tôi tới thẳng văn phòng hãng buôn Miền Trung nhưng ởđây người ta cho biết ông Phát Lợi đi vắng, ba hôm nữa mới về.Vậy là bỗng dưng tôi có ba ngày nhàn rỗi. Tôi tìm đến nhà một số bạn cũ nhưng khôngcòn ai cả. Người đã dời về thôn quê, người thì đi tỉnh khác. Không có thói quen ngủngày, tôi cố nghĩ ra một lịch hoạt động, tiêu dùng cho hết số thời giờ ông Phát Lợi banthưởng.Ngày đầu, buổi sáng tôi đi thăm khu phố mới ở phía nam thành phố. Ngày trước, đây cònlà khu đất hoang, toàn cát trắng và cây bàn chải. Nay trở nên một khu phố sầm uất, chialàm hai phường, có một chợ nhỏ, một rạp hát khá đẹp. Buổi chiều trời nắng gắt, tôi chuivào rạp Hưng Đạo xem liền một suất video và một suất phim trên màn ảnh rộng.Buổi sáng ngày thứ hai tôi đi thăm lại các thắng cảnh, với cảm giác như thăm nhữngngười thân cũ: cầu Đà Giang, núi Tháp, chùa Phú Sơn. Những “anh bạn” này chẳng khácxưa mấy.Buổi chiều tôi ngồi lỳ ở công viên Ngã Năm đọc truyện.Đọc chán, tôi nhìn ngắm bâng quơ. Người ta thản nhiên qua lại. Một tốp công nhân độimũ nhựa xanh vàng. Một toán đàn bà từ cá ...