Tháng ba, tháng tư Cuối tháng ba, đầu tháng tư. Mưa phùn rả rich đã nhạt dần, khí trời khô ráo hơn và trên các thân gỗ xù xì màu xanh non láng mượt đã dần được thay bằng sắc thẫm cứng cáp. Tháng ba, hoa gạo nở. Cây gạo trên đỉnh đồi cuối làng thắp lên hàng trăm ngọn lủa nho nhỏ đỏ rực. Chim chóc thi nhau kéo về ríu rít bên cột đèn mùa xuân ấy
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện ngắn Tháng ba, tháng tư Tháng ba, tháng tưTháng ba, tháng tưCuối tháng ba, đầu tháng tư. Mưa phùn rả rich đã nhạt dần, khí trời khô ráo hơn và trêncác thân gỗ xù xì màu xanh non láng mượt đã dần được thay bằng sắc thẫm cứng cáp.Tháng ba, hoa gạo nở. Cây gạo trên đỉnh đồi cuối làng thắp lên hàng trăm ngọn lủa nhonhỏ đỏ rực. Chim chóc thi nhau kéo về ríu rít bên cột đèn mùa xuân ấy.Tôi thường ngờ rằng mỗi bông hoa đỏ chói là một đạo bùa mê, nếu không làm thế nào màthứ ooa tầm thường chẳng mấy người thèm bận tâm đó lại cuốn hút Ái đến thế! Ái là mộtđứa con gái kỳ quặc, kỳ quặc theo đúng nghĩa đen của từ “kỳ quặc”. Năm Ái 6 tuổi ba Áitheo chân người làng đi tìm vàng. Chẵn 10 năm liền ông không trở về và cũng không cóchút tin tức gì đưa lại. Hai mẹ conÂis nương tựa vào nhau mà sống. Mẹ Ái đẹp. Cái đẹpcủa người đàn bà một con, cái đẹp của người đàn bà xa chồng cũng thắm nồng như bônghoa gạo tháng ba vậy. Đàn ông vây quanh bà rập rờn như bươm bướm. Nhưng cũng nhưbươm bướm họ chỉ có thể bay vờn quanh cổng nhà chứ không cách nào vào trong được.Chẳng cần ai dạy nhưng từ nhỏ Ái đã biết thay cha giữ mẹ. Lúc còn thôi nôi cho đến khiba tuổi cô nhóc Ái đã khóc dữ dội cho tới lúc đàn ông lạ phải bỏ chạy. Ái bám dính lấymẹ như con chuột túi con, không rời nửa bước. Lớn hơn chút nữa, Ái biết bắt sâu bỏngười, quét nhà mù mịt khi bỗng dưng có “khách không mời”. Lớn thêm nữa, Ái biếtmua thuốc sổ bỏ vào trong chén trà, đặt con dao lên bệ cửa, xuống dưới gối của hai mẹcon.Mẹ Ái hiền. Làng trên xóm dưới không có ai lành tính như bà. Còn Ái? Mẹ tôi nói: “Conranh ấy cứ như cỏ dại, như thú hoang, như miếng sành vỡ; động vào thể nào cũng đứttay”. Không đứa con nít nào trong làng dám chơi với Ái. Một phần là vì chúng sợ, mộtphần là do người lớn cấm đoán: “Hay ho gì đứa không cha…” Ngoại trừ tôi!Tôi thương Ái. Thương bằng thứ tình cảm lớn nhất, trong sáng nhất mà một đứa trẻ cóthể có được. Tại sao tôi thương Ái? Tôi không biết rõ lắm. Có lẽ nó bắt đầu từ lần tôinhìn thấy Ái bị người đàn ông to lớn cho một bạt tai vì tội bỏ sâu róm vào giày ông takhiến ông ta giãy nảy như đụng phải nước sôi. Cái tát ấy hằn rõ lên khuôn mặt nhỏ nhắn,đỏ rát, đủ cảnăm ngón. Ấy thế mà Ái không không khóc, chỉ cười, cười khanh khách,cười lớn đến nỗi người đàn ông kia hoảng sợ mà cúp đuôi chạy. Tôi núp sau gốc míttrước cổng, ngó vào, chỉ thấy cô bé vừa cười giờ ngồi sụp xuống, vùi đầu vào giữa haiđầu gối, đôi vai gày run lên từng chặp… Đứa không cha…Làm thân với Ái không khó như tôi tưởng tượng. Ái chỉ hất mặt hỏi tôi: “Biết trèo câykhông mày?”. Tôi gật. Có đứa con nít nào ở quê lại không biết trèo cây chứ! Thế là thànhbạn. Hôm Ái dẫn tôi lên ngọn đồi cuối làng, tay chân thoăn thoắt trèo lên cây gạo, tôi mớihiểu vì sao Ái hỏi tôi có biết trèo cây không? Đang vào mùa hoa, cả cây từ trên xuốngdưới đều thắp lên một màu chói lọi, đẹp không bút nào tả xiết. Thực ra người làng hiếmkhi lên ngọn đồi này, nghe nói lâu, lâu thật lâu về trước, cũng vào mùa hoa gạo nở rộ, cómột người thiếu nữ vì bị người yêu phụ bạc đã đến dưới gốc cây này, vắt lên một dải lụađào dài… Nghe nói hàng năm cứ mỗi khi hoa gạo nở, vào những đêm mưa gió ngườilàng vẫn nghe thấy ở đây vọng ra tiếng khóc nỉ non.Tôi nhìn cây gạo, thầm oán Ái đáng lẽ lúc đầu phải hỏi: “Mày có sợ ma không?” mớiphải! Đương lúc phân vân có nên bỏ chạy hay không thì nghe tiếng Ái gọi, tôi ngẩng đầu,bắt gặp ngay ánh mắt sáng rỡ đang rơi xuống. Mắt Ái rất đẹp: to, tròn, đen láy chỉ tiếc lạithiếu vắng mất cái nét thơ ngây của con trẻ. Nhưng giờ phút này đây nó đang lấp lánhmột niềm vui không gọi tên được. Chốc lát nỗi sợ ma trong tôi hoàn toàn tan biến, tôi vộivàng trèo lên với Ái. Từ trên cây gạo nhìn xuống là một thế giới hoàn toàn khác: làngxóm, đồng ruộng, mỗi mái nhà như hiện lên qua một lăng kính thu nhỏ, mang vẻ đángyêu khác lạ.Từ ấy về sau những cuộc dạo chơi của chúng tôi thường diễn ra ở đỉnh đồi ấy, nơi có câygạo ấy (một phần vì mẹ vẫn cấm tôi qua lại với Ái, một phần vì Ái rất thích nơi này). Hồiđó tôi không rõ vì sao Ái lại say mê cây gạo ấy đến thế nhưng càng về sau tôi cũng dầndần đoán được lý do. Từ vị trí trên cây có thể nhìn thấy rất rõ chiếc cổng làng bằng đáxanh. Tôi nghĩ có lẽ Ái đang đợi,… đợi một người trở về, đợi một người nào đó một ngàynào đó sẽ bước qua chiếc cổng bằng đá xanh ấy. Hoặc cũng có lẽ chỉ có ở nơi yên tĩnhkhông người xâm phạm ấy, Ái mới có thể trở về là một cô bé, không cần phải dữ tợnchua ngoa, không cần phải gồng mình trước bao ánh mắt khinh thường, thương hại.Năm Ái lên 10, cuối cùng chiếc cổng làng bằng đá xanh cũng đón được người đàn ông đixa trở về. Năm xưa ba Ái ra đi với hai bàn tay trắng nhưng giờ đây ông trở lại trong vị thếmột người giàu có cùng với một người phụ nữ xinh đẹp và một đứa bé trai. Ngôi làng bénhỏ của tôi như dậy sóng. Ba ngày sau, Ái tìm thấy mẹ trên ngọn đồi cuối làng, nhữngđoá hoa đỏ chói như lửa rơi đầy trên tóc bà, dướ ...