Tôi ghé tiệm net gửi cho em tấm thiệp điện tử đính kèm đường link của bài hát Thành phố tình yêu và nỗi nhớ để chúc mừng sinh nhật em (30-4, một ngày đặc biệt) và chúc mừng thành phố của em đón thêm một tháng tư yên bình. Bài hát thay cho lời chuộc lỗi vì tôi không thể thực hiện lời đã hứa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện ngắn THÀNH PHỐ TÌNH YÊU VÀ NỖI NHỚ THÀNH PHỐ TÌNH YÊU VÀ NỖI NHỚTôi ghé tiệm net gửi cho em tấm thiệp điện tử đính kèm đường link của bài hátThành phố tình yêu và nỗi nhớ để chúc mừng sinh nhật em (30-4, một ngày đặcbiệt) và chúc mừng thành phố của em đón thêm một tháng tư yên bình. Bài hátthay cho lời chuộc lỗi vì tôi không thể thực hiện lời đã hứa.Một cách nào đó, nhóc ạ, anh cảm thấy mình có lỗi, cả với em và thành phố củaem - Sài Gòn. Đã muốn cùng em dạo qua công viên Tao Đàn, chợ Bến Thành, langthang quanh hồ Con Rùa, ghé nhà thờ Đức Bà cầu nguyện một vài điều ý nghĩacho anh, cho em và cho cả thế giới này… Đã muốn cùng em thăm bến Nhà Rồng,dinh Độc Lập và Bảo tàng Chứng tích chiến tranh… Vậy mà không thể! Lịch tậphuấn cho chuyến đi thực tế trên biển không cho phép anh thực hiện lời hứa vàothăm lại Sài Gòn.Tin rằng nhóc sẽ vui và học tập tốt. Cố gắng lên nhé!Chúc nhóc thêm tuổi mới, xinh hơn và… nhớ anh nhiều hơn một chút! CHÀNG TRAI HÀ NỘIKhi gõ những dòng này vào khung Yahoo Messenger, cố để em hiểu rằng tôi thậtsự muốn vào thăm em nhưng không thể, thì trong đầu tôi, những mảnh vụn củahình ảnh bắt đầu ráp nối lại thành kỷ niệm của một năm trước đây…… Khi ấy đang là những ngày cuối cùng của tháng tư. Bố lên tận trường xin phépcho tôi nghỉ học một tuần để tháp tùng ông nội vào Nam sau khi thuyết phục ôngđi bằng máy bay mãi mà không được. Ông bảo ông muốn đi bằng tàu hỏa để ngắmnhìn phong cảnh các vùng miền của đất nước đã thay đổi như thế nào sau hơn 30năm. Còn bố thì không yên tâm với căn bệnh huyết áp cao của ông, lại cũng khôngthể bỏ dở việc công ty để đi cùng ông, nên tôi trở thành người đồng hành bất đắcdĩ với ông trong chuyến đi này - chuyến đi mà ông bảo là để thăm lại một ngườibạn đồng ngũ trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Người ấy, tôi không biết là ai.Chỉ biết ông ấy sống ở TP.HCM - thành phố của khói, bụi, lô cốt và những cơnmưa ngớ ngẩn. Chừng ấy thông tin, không nhiều nhưng cũng đủ để dập tắt đinhững thiện cảm vốn dĩ cũng không được nhiều gì của tôi về cái thành phố hoàntoàn xa lạ ấy.Không thích nhưng rồi tôi cũng phải đi. Suốt chuyến tàu, trong khi ông nội đămchiêu nhìn quang cảnh trôi qua phía bên ngoài cửa kính, tôi cố tỏ ra khó chịu vànhăn nhó để ông biết. Cũng có thể ông biết nhưng đã cố tình lờ đi. Một vài lần ôngnhìn tôi, cười, rồi lại quay ra cửa kính. Lúc đó tôi tự khái quát cho mình một địnhlý Nụ cười của người già bao giờ cũng khó hiểu. Ít ra là điều đó luôn đúng vớiông tôi, nhất là lúc này.TP.HCM đón ông cháu tôi bằng tràn ngập cờ và hoa. Chiếc xe xích lô ọc ạch chởchúng tôi đến địa chỉ X trên một con đường giăng chi chít những khẩu hiệu Chàomừng 30-4-1975 – 30-4-2008. Tôi có thể hiểu vì sao ông lại từ chối đi taxi khi tôiđề nghị, để đi xích lô, chậm và nắng. Phần vì ông muốn ngắm những con đườngcủa thành phố mà với ông hơn 30 năm chưa một lần được bước lại, vẫn thân quentựa như quá khứ xa xôi ấy chỉ là ngày hôm qua. Phần vì ông thấy ông lão đạp xíchlô bị cụt một cánh tay mặc chiếc áo bộ đội cũ sờn nhìn ông với ánh mắt thật hiềnnhưng khắc khổ.Người thương binh già (tôi đoán thế) dừng lại trước cổng ngôi nhà nhỏ nằm népmình trong một con hẻm ngoằn ngoèo và chật hẹp. Ông ta còn định bấm chuôngcửa giúp ông cháu tôi nhưng ông tôi ngăn lại, trao cho ông ta cái nhìn biết ơn. Vậyrồi ông ta quay xích lô đạp ngược trở ra thì mất hút vào khúc cua đầu con hẻm.Vừa lúc, một cô bé từ trong nhà đi ra, nét mặt và giọng nói đều có vẻ dò xét:- Thưa, ông và anh có phải là...- Cháu cho hỏi ông Tư Gòn có nhà không?Nghe thế, con bé nhảy cẫng lên, nói như reo, giọng miền Nam dễ thương hết sức:- Dạ! Vậy ông chính là ông Hai Hạnh ngoài Hà Nội vô rồi. Nội con trông ông hoài.Nói rồi con bé chạy tồng tộc vào nhà quên cả mở cổng cho khách, vừa chạy vừagọi oang oang:- Nội ơi! Nội ra coi ai tới thăm nội nè!Một con chim sẻ gầy gò và bất lịch sự, nhận xét ấy xẹt qua ý nghĩ của tôi trongcái ấn tượng ban đầu về cô bé.Trong khi ông cháu tôi còn đang lơ ngơ trước cổng thì một ông lão dáng người gầygầy, vồn vã ra mở cổng… Hai người già đứng lặng hồi lâu, nhìn nhau bằng đôi mắtmờ đục nhưng rõ ràng là rất trìu mến. Rồi hai người ôm chầm lấy nhau, siết chặtnhư thể sợ vuột mất một điều gì quý giá và thiêng liêng. Cái khoảnh khắc ấy, mộtvài giọt nước đã rơi ra khỏi đôi mắt, nhưng chúng không lăn theo khóe lệ mà chảylem luốc theo những nếp nhăn xô lệch trên hai gương mặt già nua. Hơn 30 nămtrước, khi còn là những chàng trai trẻ, ngay cả mọi ngón đòn tra tấn dã man nhấtcủa giặc Mỹ cũng không thể lấy được của họ những giọt nước mắt. Vậy mà bâygiờ hòa bình, họ khóc trong niềm vui được gặp lại nhau…Khi cô bé kéo tôi vào nhà và đòi xách giúp tôi cái balô to đùng, nặng trịch, haingười đồng đội vẫn còn chưa hết xúc động. oOoCả đêm hôm ấy, ông tôi và ông nhóc hàn huyên tâm sự không dứt. Giữa những câuhỏi han, thỉnh thoảng lại thấy chen vào đó những kỷ niệm của một thời oanh liệt,khi mà họ cùng ẩn nấp trên gác xép của ngôi nhà bé nhỏ này để hoạt động bí mật.Tôi thấy nhóc ngồi nghe chăm chú. Nếu nhóc là tôi, tức là đã được nghe ông nội kểmột mớ những câu chuyện như thế - hàng ngàn lần - suốt những năm thơ ấu, thìnhóc có bỏ được cái bộ mặt vừa ngơ ngác vừa thích thú đó đi không? Hẳn rồi! Nhưtôi bây giờ, ngáp ngắn ngáp dài, hai mí mắt thì cứ díp chặt vào nhau.Mãi đến tận 12 giờ đêm (không hiểu sao vào cái giờ khuya lắc khuya lơ đó vẫn cứnghe thành phố ầm ào), tôi mới được ngả lưng xuống tấm nệm do chính tay nhóctrải. Nhóc chúc tôi ngủ ngon, tắt điện rồi ra khỏi phòng. Cũng bấy nhiêu hành độngtheo một thứ tự dường như không khác gì, hệt như mẹ tôi thường làm khi tôi còn làmột cậu nhóc.Đêm đó tôi mơ một giấc mơ kỳ lạ…Cho đến giờ tôi không còn nhớ rõ là mình đã mơ những gì. Chỉ còn đọng lại trongtrí nhớ của tôi cái câu nói trong veo của một ai đó không rõ mặt: Sẽ ...