Nhẹ nhàng và thâm thúy, cuốn hút từ đầu tới cuối, cuốn truyện làm bật cười con trẻ và làm trầm tư người lớn. Những trải nghiệm buồn vui, những mất mát cay đắng, những ảo mộng tan vỡ, những thức ngộ xót xa cứ bảng lảng, cứ ẩn hiện phía sau những câu chữ bình dị, trong một giọng kể hồn nhiên, ngây thơ. Có thể nói đây là Tài liệu người lớn nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Bất cứ lúc nào đem ra đọc cũng được. Đọc một mình, cười khóc một mình. Và rồi ai đọc xong cũng có thể nói: Tôi là Bêtô. Mời các bạn cùng đọc tác phẩm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện ngắn Tôi là Bêtô Tôi là Bêtô.Tôi là Bêtô được Nguyễn Nhật Ánh kể với ngôn ngữ của nhân vật chính, tứclà ngôn ngữ của trẻ. Chứ không phải là ngôn ngữ của một người kể nào đó ởngôi thứ ba chắc chắn sẽ làm cho truyện vừa dài ra, vừa khô đi mà khôngchứa nổi mọi chuyện tươi xanh của cuộc đời. Nhưng làm sao mà tránh đượcsự có mặt của Nguyễn Nhật Ánh, người điều hành toàn bộ câu chuyện,người đã qua Bêtô mà kể lại câu chuyện trong một thứ văn phong theo tôi làrất gọn, rất hay; một văn phong chứng tỏ người viết rất thuộc và rất yêu đốitượng khảo sát của mình. Phải nói đó là loại văn rất thích hợp cho thiếu nhiở một lứa tuổi đang rất cần rèn giũa cho sự giàu có, tinh tế và ăn ý giữa ý vàlời. Và, không chỉ là khảo sát mà còn là sự đúc kết cho con trẻ quen dần vớicác suy tưởng, kể cả triết lý về cuộc sống, vốn lúc nào cũng hiện hữu quanhchúng như ánh sáng, như khí trời, để cho chúng vừa chóng lớn, lại vừakhông mất đi tất cả những gì là quà tặng của tuổi thơ, rồi sẽ cùng chúng đisuốt hành trình của đường đời con người.Một cách kể tự nhiên về những chuyện của đời thường không tẻ nhạt, có sứcchứa những ý tưởng mới mẻ và những triết lý hồn nhiên, nhằm mở rộng sựsống của thế giới trẻ thơ, và gieo trồng những tình cảm đặc trưng cho bướcchuyển từ trẻ con sang người lớn, từ gia đình ra xã hội - đó là cái hay, cáihấp dẫn của Tôi là Bêtô. Đã lâu lắm, tôi mới lại được đọc một truyện thúnhư thế!Nhẹ nhàng và thâm thúy, cuốn hút từ đầu tới cuối, cuốn truyện làm bật cườicon trẻ và làm trầm tư người lớn.Những trải nghiệm buồn vui, những mất mát cay đắng, những ảo mộng tanvỡ, những thức ngộ xót xa cứ bảng lảng, cứ ẩn hiện phía sau những câu chữbình dị, trong một giọng kể hồn nhiên, ngây thơ.Có thể nói đây là cuốn sách người lớn nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.Bất cứ lúc nào đem ra đọc cũng được. Đọc một mình, cười khóc một mình.Và rồi ai đọc xong cũng có thể nói: Tôi là Bêtô.“Tôi là Bêtô” là xâu chuỗi những câu chuyện được kể dưới con mắt quansát và suy nghĩ của “một chú cún tên Bêtô”. Câu chuyện xoay quanh cuộcsống của Bêtô, với chị Ni – chủ của chú, với Binô, Laica, lão Hiếng – nhữngđồng loại và cũng là những người bạn của chú. “Tôi là Bêtô” thông quanhững mẩu đối thoại, những tình huống và cách cư xử đời thường, giản dịđể gửi gắm những thông điệp hữu ích không chỉ với trẻ em: thông điệp vềtình bạn, về mối quan hệ với những người thân trong gia đình (Sưu tầm)1Tên tôi là Bêtô. Đó là cái tên chị Ni đặt cho tôi. Đúng ra, cái tên ban đầu làBêbêtô. Bạn có biết Bêbêtô là gì không? Chắc bạn nghĩ đó là một loại củcải? Trật lất rồi, bạn ơi. Đó là tên của một cầu thủ đội Brazil.Chị Ni đặt cho tôi cái tên đó chính xác là vào ngày 15 tháng 7 năm 1994, tứclà đúng nửa tháng sau ngày đội tuyển Brazil đoạt chức vô địch giải bóng đáthế giới lần thứ 15.Đó cũng chính là ngày tôi đặt chân đến nhà tôi. Tất nhiên là nhà tôi hiện nay.Nhà tôi hiện nay tất nhiên là nhà tôi đang ở.Phải nói rõ như vậy, vì thông thường, khi nhắc đến hai chữ nhà tôi ngườita đang nghĩ đến cái nhà người ta đã rời xa.Người ta nghĩ đến cái nhà cách đó một trăm mét và lo lắng nói:- Mưa thế này, không biết nhà tôi có dột không.Người ta nghĩ đến cái nhà cách đó một ngàn mét và buồn bã nói:- Không biết giờ này ở nhà tôi mọi người đang làm gì.Người ta nghĩ đến cái nhà cách đó nửa vòng trái và lần này thì người ta sụtsùi:- Chẳng biết chừng nào tôi mới được về thăm lại nhà tôi.Ngày đầu tiên về thăm quê từ một nơi xa lăng lắc, chính bà nội của chị Nivừa khóc vừa kể như vậy. Lúc đó tôi đang nằm gặm xương dưới gầm bànchứ đâu.2Bêbêtô! Cái tên cũng hay đấy chứ? Nhưng dài quá.Đầu tiên chị Ni gọi tôi:- Bêbêtô.Sau đó, anh Nghé, anh chị Ni, gọi tôi:- B... bêtô.Đến lượt ba chị Ni và mẹ chị Ni gọi tôi:- Bêtô.Bạn thấy chưa, càng lớn tuổi, con người ta càng nói ít đi. Họ nghĩ nhiều hơn.Thế là tôi trở thành Bêtô.May mà bà nội chị Ni về chơi ít ngày, chưa kịp gọi đến tôi. Nếu không têntôi có khi chỉ gọn lỏn:- Tô.Mà như thế thì thật buồn cười.3Tôi chưa thấy ai mê bóng đá như chị Ni. Tôi biết cái trò đó. Thậm chí biếtrành hơn những người không biết.Hai mươi hai người chia làm hai phe, rất dễ phân biệt vì họ mặc quần áokhác màu nhau, cùng tranh giành một vật tròn tròn được gọi là quả bóng. Vàmột người thứ hai mươi ba lon ton chạy theo, với cái còi ngậm trên miệng.Đó là ông trọng tài.Bọn cún chúng tôi cũng hay chơi cái trò nhí nhố này. Nhưng thay vì quảbóng, tụi tôi giành nhau khúc xương, có khi chỉ là cái đuôi cá nhỏ xíu.Tất nhiên tụi tôi không chia làm hai phe. Mà vô số phe. Có năm thằng cún lànăm phe. Và mười phe, nếu từ đâu đó chạy tới năm thằng nữa.Tụi tôi cũng không cần trọng tài. Nếu có thằng nào tự xưng là trọng tài thìhắn cũng nói cho oai thế thôi. Vì ngay sau đó lập tức tự hắn cũng thành mộtphe.Khúc xương tất nhiên hấp dẫn hơn quả bóng. Vì ăn được. Và vì giành nhaumột thứ ăn đư ...