Một cuộc hôn nhân đầy trở ngại, nếu không thật yêu thì khó vượt qua. Đám cưới của họ phải cần đến sự quyết định của Thành ủy, và nhờ ý kiến phóng khoáng của hai ông Võ Văn Kiệt và Mai Chí Thọ (nay đều đã là người thiên cổ), họ mới thành đôi. 25 năm, không có đứa con nào do hậu quả tù đày, họ vẫn sống hạnh phúc. Và cả một thời gian bao ác liệt của Thanh niên xung phong thành phố lao vào khắc phục hậu quả chiến tranh và phục vụ biên giới, thời con người sống chân thành và hết mình, như vùn vụt trở lại qua những câu chuyện kể vui nhộn, những bài hát hừng hực khí thế lên đường... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung của phần 1 truyện ngắn Trăm sông về biển để cùng tìm hiểu những trải nghiệm của tác giả thể hiện trong tác phẩm này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện ngắn Trăm sông về biển: Phần 1Trang 1 TRĂM SÔNG VỀ BIỂN Nguyễn Đông Thức ***** Tác giả: Nguyễn Đông ThứcNXB: Nhà xuất bản Văn nghệ Tp.HCM Nhà phát hành: Phương Nam Book Ngày phát hành: T.1/2006 Kích thước: 13 x 19 cm Số trang: 296 Khối lượng: 254 gr Giá bìa: 32.000đ Nguồn sách: http://elib.quancoconline.com Làm ebook: hmduc44 Ngày hoàn thành: 23.11.2014 http://tve-4u.org/ ***** Trang 2MỤC LỤC1. 1977 ...................................................................................................42. 1971 .................................................................................................313. 1978 .................................................................................................584. 1972 .................................................................................................835. 1979 .............................................................................................. 1076. 1975 .............................................................................................. 1327. 1981 .............................................................................................. 154ĐOẠN KẾT ..................................................................................... 180 Trang 31 1977 Trung bỡ ngỡ bước vào phòng làm việc của thiếu tá Nam, trưởng trại cải tạo.Mái tóc cắt ngắn lốm đốm bạc, mắt đeo kính trắng, người nhỏ thó trong chiếc sơ mitrắng ngắn tay hơi nhàu bỏ ngoài một chiếc quần bộ đội, trông ông có vẻ là mộtcông chức già nhiều hơn là một sỹ quan đã từng tham gia hai cuộc chiến. Đây là lần thứ hai Trung được gọi lên gặp ông. Lần thứ nhất, sau khi Trung,trong một buổi họp ở đội, đã đề xuất việc tập thể các sỹ quan đang học tập cải tạo ởtrại gồm 800 người sẽ đóng tiền để cùng xây dựng một tủ thuốc phục vụ cho chínhanh em, trong tình hình thuốc men quá thiếu, thậm chí có người chỉ bị kiết lị cũngphải bỏ mạng. Lúc đó là tháng 9 năm 1975, lúc mới đổi tiền. Theo đề xuất đó củaTrung, nếu được trại cho phép, mỗi người chỉ phải đóng góp hai mươi xu từ tiềnsinh hoạt phí khi ấy là năm đồng. Tiền gom được, sẽ nhờ cán bộ trại ra thị trường tựdo mua giúp một số thuốc, để y tá của trại có thể điều trị cho anh em tốt hơn. Lúc đó, tuy trại có hơn mười bác sĩ quân y của các tiểu khu thuộc Quân khu 4còn kẹt tại chỗ vào ngày giải phóng đang được học tập, nhưng Trung nổi bật nhất vìsự tích cực trong lao động và những đóng góp sốt sắng của anh trong đời sốnghàng ngày đối với anh em trong trại. Trong khi đa số sống và lao động, học tập vớithái độ bi quan, cầm chừng, thì Trung lại rất hăng hái, nhiệt tình. Nhiều người nhìnanh với đôi mắt nghi kỵ, dè bỉu, khinh khi, nhưng Trung vẫn mặc. Anh có lý do riêngcủa anh. Hơn nữa, anh từng trải qua nhiều năm sống nghèo khổ, đủ để hình thànhmột cá tính không bao giờ chịu bó tay trước hoàn cảnh, và một thói quen không sợhãi lao động. Vườn rau muống của anh xanh tốt nhất trại, dù ngay trên đất phèn BảyNúi. Trung có thể bỏ cả buổi ngồi tỉ mỉ nhặt bỏ những viên đất trắng phèn trên mặtliếp và thay vào đó bằng lớp đất hữu cơ xốp đen tự tìm lấy. Anh đi “thu gom” nướctiểu của anh em, cẩn thận pha, tưới. Rau xanh của anh tự sản xuất chẳng những dưăn, mà còn có đem cho mọi người... Trung rất thận trọng nhưng không phải không có lúc liều lĩnh. Một lần, trong trạicó nhiều anh em bị bại liệt. Một số bác sĩ quân y, cùng học tập trong trại với Trung,có riêng những ống thuốc B1, nhưng không ai dám chích cho số anh em đó, vì điềukiện y tế ở trại không đủ để có thể cứu chữa những ca sốc thuốc. Trung quyết định Trang 4để anh chích. Anh lập luận khả năng sốc là 1/1000, không thể vì sợ con số đó mà đểbao nhiêu người phải bị bại. Nhờ vậy, đã cứu chữa được nhiều người... Ngay sau buổi họp đó, cũng vào buổi tối như thế này, thiếu tá Nam cho gọiTrung lên. Ông đề nghị anh nói lại riêng với ông một lần nữa, về đề xuất xây dựng tủthuốc. Ông hỏi kỹ anh về cách quản lý, và thật bất ngờ, chẳng những đồng ý xâydựng tủ thuốc, ông còn đề nghị một cách quản lý khác. Chính Trung sẽ giữ tủ thuốcnày và cùng một số trại viên khác - vốn cũng là bác sĩ, khám bệnh và cho thuốcnhững học viên trong trại vào những giờ giấc nhất định trong ngày. Tiền thuốc đượcphép bán cao hơn 10 phần trăm so với giá mua, và số tiền lời ấy được giữ lại để cóđiều kiện bổ sung cho tủ thuốc. Thiếu tá Nam còn rộng tay hơn: ngay sáng hôm sau,ông cho lính đưa Trung ra chợ Châu Đốc để mua tủ thuốc đầu tiên. Lúc đó trong trạiđang bị dịch kiết. Trung mua ngay 600 ống Émétine. Cơn dịch được chặn đứng. Saumột năm được hoạt động, tủ thuốc tự quản ấy đã có nhiều loại thuốc cần thiết, và số ...