Danh mục

Truyện ngắn Về Làng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 112.09 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“errière chaque l’homme, il y a un enfant” (1) Angel. V Ông Xang gắng sức đạp liền mấy chục cái chiếc xe mới chịu nổ. Nó bật rung lên, ho lạch cạch như người bị hen suyễn, còn ông thì gần đứt hơi. Chỉ cần thêm mấy cái đạp nữa có thể ông sẽ khuỵu xuống. Ông đã già. Chiếc xe cũng già. Nó già gấp mấy lần con chó nhà ông đã rụng lông xơ xác, vảy tróc lên từng mảng ghẻ lở màu phân trâu. Ông thở hắt ra rồi tự nhủ “dù gì cũng phải cố đưa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện ngắn Về Làng Về Làng Nguyễn Lệ Uyên“errière chaque l’homme, il y a un enfant” (1)Angel. VÔng Xang gắng sức đạp liền mấy chục cái chiếc xe mới chịu nổ. Nó bật rung lên, ho lạchcạch như người bị hen suyễn, còn ông thì gần đứt hơi. Chỉ cần thêm mấy cái đạp nữa cóthể ông sẽ khuỵu xuống. Ông đã già. Chiếc xe cũng già. Nó già gấp mấy lần con chó nhàông đã rụng lông xơ xác, vảy tróc lên từng mảng ghẻ lở màu phân trâu. Ông thở hắt ra rồitự nhủ “dù gì cũng phải cố đưa ông bạn già về làng một chuyến sau nhiều năm xa cách,như một bổn phận không thể cưỡng chống”.Nhưng ông bạn Việt kiều hình như không nhìn thấy cảnh này, đang ngó nghiêng nhìn trờingắm đất. Mãi đến khi chiếc xe hắng giọng ho khùng khục liên hồi thì ông mới quay lạihỏi “được chưa” rồi thản nhiên dạng chân ngồi lên sau yên cười hềnh hệch: “Ôi con ngựagià của chúa Trịnh. Con ngựa mới thật đáng yêu!”. Tiếng máy nổ át tiếng nói, ông Xangkhông nghe gì, chỉ có mảng khói đen khét lẹt phụt ra sau như cố lấy sức dướn tới mộtcách khó nhọc. Ông bạn Việt kiều cười hể hả: “Mấy chục năm về làng được đi xe ôngnhư lý trưởng ngày xưa cỡi ngựa, ông hỉ?”. Ông Xang nghe tiếng được tiếng mất: “Chịukhó ngồi, nửa tiếng nữa tới làng”.Làng của hai ông là xóm nhỏ nằm bên tả ngạn khúc sông uốn hình vòng cung trước khichảy xuôi ra biển, bên này là con đường chạy song song với kênh dẫn nước nối đồngbằng với các vùng núi phía tây. Trước, cái làng ấy nổi tiếng giàu có nhờ ruộng đất phìnhiêu; nổi tiếng đá gà và và xóc dĩa kéo dài từ tết cho đến giáp mùa lúa tháng Ba. Con gáitrong làng đẹp bởi nước da trắng, mắt đen láy nhưng khổ nỗi mông to như đít trâu cày,hai bàn chân thì bè ra như chân vịt. Mông to và chân bè vì những gánh lúa đè nặng lênđôi vai trên những bờ ruộng khấp khểnh, trơn lầy. Các cô ít ai ra khỏi làng, chẳng mấyngười được học hành tử tế, cao lắm cũng chỉ hết bậc tiểu học để làm con tính, viết thưtình rồi lấy chồng đẻ con. Cuộc đời cứ vậy lặng lẽ trôi qua, không ai bận tâm, thắc mắcnày nọ.Cả hai, ông Xang và ông Tĩa Việt kiều đều xa làng khá lâu. Sau chiến tranh, một ngườilên thành phố kiếm sống và sống cũng tạm ổn; người kia lên thuyền vượt trùng dương vàmang quốc tịch khác. Hai cảnh đời khác nhau, nhưng vì tình thân từ tấm bé nên mỗi khihai người gặp nhau, từ thời trai trẻ cho chí tuổi già, thường bên cạnh nhau như hình vớibóng.Lần này ông Tĩa về nước sau gần ba mươi năm không hề biết đến mùi nước mắm, cá khonăm bảy lửa và khói bếp nên thấy cái gì cũng lạ, ăn cái gì cũng ngon, hệt đứa con nít mớilớn. Tâm trạng ấy chỉ lấp ló trong đầu ông Xang như đốm đỏ đầu cây nhang nhìn thấy từxa, rất xa. Ngược lại, ông Tĩa thì luôn háo hức, hồi hộp, chờ đợi... rồi nó bật rên nho nhỏkhi hai ông nằm chung trên chiếc giường chỉ có chiếc chiếu trên tấm vạt tre: “Mai mìnhvề thăm làng, hẻ. Cũng sắp tết rồi”. Ông Xang gạt chân bạn đang gát ngang qua bụng:“Còn ai đâu!”. Ông Tĩa chồm lên, thì thào: “Còn chớ sao không. Lùm tre, đọt dừa, đồnglàng, con mương... với cô Hai Khảnh”. Ông Xang thở dài: “Tôi cũng không nhớ nữa. Cònsống thì chắc cũng phệu phạo, răng rụng hết rồi”.Chiếc đèn ngủ trên vách tỏa chút ánh sáng nhòa nhạt. Mọi vật đều lờ mờ. Tâm trí ôngXang cũng lờ mờ về hình ảnh cô Hai Khảnh. Ông không thể hình dung nổi cô Hai ra sao.Không nhớ nổi. Lâu quá rồi, xa quá rồi. Nhưng ông Tĩa chắc nhớ rõ. Không nhớ sao lạinhắc đến? Mà nhớ là phải. Hai người đã có tình ý từ hồi học septième classe. Hồi đó chắccô cũng đã phát mã, gò ngực mây mẩy, nước da trắng như trứng gà bóc vỏ khiến anh họctrò Tĩa ngây ngất? Khuôn mặt đó, cặp mắt đó hẳn ông Tĩa lưu giữ mạnh mẽ trong đầuhơn bất kỳ ai. Về nước nhớ làng. Về làng bỗng nhớ người yêu trong mộng đã mốc meo từkiếp nào. Nhưng chút bụi mốc ấy bỗng sáng lóa, trơn tru, mới mẻ đến bất ngờ. Hai ôngbạn già tuổi quá bảy mươi tự dưng thấy lòng cồn cào nỗi nhớ bâng quơ, mỗi người nhớvề một chốn, một kiểu khác nhau.Giờ thì hai ông bạn già đang trên đường về làng với chiếc xe máy cũ kỹ, thỉnh thoảng hokhan của người bị bệnh hen suyễn mãn tính.Xe ra khỏi thành phố non cây số, bất ngờ ông Tĩa bấm vào hông bạn.-Dừng, dừng lại!Ông Xang ngó lui làm chiếc xe lạng đi, suýt đâm bổ sang lề bên kia.-Chi vậy, bộ mắc tiểu hả?-Không, dừng lại. Mình nhớ...Ông Xang đạp thắng. Chiếc xe khi đứng yên cũng khốn khó như khi nổ máy lao tới. Ôngbạn già ngoái chân ra sau bước xuống, đứng chống nạnh ngó ra hướng bấc:-Ngôi miếu chỗ này đâu rổi nhẻ? Rõ ràng hồi nằm miếu tọa vị trên khu đất này mà?-Ngôi miếu thờ thành hoàng?-Đúng. Xưa kêu miếu Cây Da.-Phía trên kia, non cây số; nhưng nó biến mất rồi, biến từ khuya!-Sao vậy? Bão sập, lũ nước cuốn trôi?Ông Xang xa xăm.-Bão lũ con khỉ gì. Hồi vô hợp tác xã, mấy ông cán bộ kêu “không có thần thánh gì sất,mê tín dị đoan. Phá đi để làm sân kho, phải duy vật, phải biến nó làm ra của cải chớkhông để chình ình ra đó, choáng đất...”.-Trời đất, kh ...

Tài liệu được xem nhiều: