Danh mục

Truyện Tấm Cám và vấn đề tiếp nhận trong trường trung học phổ thong_1

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 191.13 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích thuộc loại hay nhất của kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nó là sự kết tinh của trí tuệ, niềm tin, sức mạnh, mơ ước của nhân dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện "Tấm Cám" và vấn đề tiếp nhận trong trường trung học phổ thong_1Truyện Tấm Cám và vấnđề tiếp nhận trong trường trung học phổ thong Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích thuộc loại hay nhất của kho tàng vănhọc dân gian Việt Nam. Nó là sự kết tinh của trí tuệ, niềm tin, sức mạnh, mơ ước của nhândân. Qua nhiều thế kỷ tồn tại, Tấm Cám đã khẳng định sức sống cũng như vẻ đẹp của mộtnền văn học. Vẻ đẹp ấy càng ngời lên nhờ có những công trình đã phân tích, bình luận,bình giảng của nhiều nhà nghiên cứu như Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Hoàng TiếnTựu, Hoàng Ngọc Hiến, Đặng Thiêm, Bùi Văn Tiếng, Phạm Xuân Nguyên, NguyễnThanh Hùng… Như nhiều truyện cổ tích khác, các nhân vật của Tấm Cám cũng trải qua bao biếncố thăng trầm để cuối cùng mỗi nhân vật được nhận những kết cục xứng đáng với việclàm của họ. Người hiền lành, nhân hậu được hưởng hạnh phúc; kẻ ác bị trừng trị đíchđáng. Việc Tấm trừng trị Cám sau bao nhiêu tội lỗi Cám gây ra cho Tấm cũng không đingoài quy luật ấy, theo cách nói của Phạm Xuân Nguyên: “Đây là quy luật đấu tranh khisự sống của bên này là cái chết của bên kia và ngược lại”(1). Tuy nhiên, truyện cổ tíchkhông chỉ là những giấc mơ đẹp với bao điều kỳ thú và hấp dẫn, mà còn là bài học, niềmtin, ước mơ về những điều tốt đẹp và lương thiện. Con người hướng về cổ tích không chỉthỏa mãn cho riêng mình niềm say mê đối với văn học mà còn tìm đến sự trong sáng vàbình an cho tâm hồn. Trong nhà trường, việc đưa vào chương trình giảng dạy những câuchuyện cổ cũng nhằm mục đích giáo dục cho học sinh tình yêu thương, lòng nhân hậu,tính vị tha và những đức tính quý báu khác. Đây là một việc làm thiết yếu và đúng đắngóp phần rèn luyện, giáo dục đạo đức cho học sinh - những mầm non của đất nước,những người đang ở độ tuổi phát triển cần một sự định hướng đúng đắn để hoàn thiệnnhân cách. Đi vào truyện Tấm Cám, trong bài viết này, chúng tôi không có ý nhắc lại những vấnđề về nội dung văn bản vốn đã được nhiều nhà nghiên cứu bàn đến, mà chỉ quan tâm đếnhình tượng Tấm đã ảnh hưởng như thế nào đến tình cảm của giáo viên và học sinh khi tiếpnhận, phân tích văn bản, nhất là việc Tấm xử lý mẹ con Cám ở cuối truyện. Sở dĩ như vậylà vì hai lý do. Thứ nhất, sự trở lại của truyện Tấm Cám trong chương trình văn học ở bậctrung học phổ thông (THPT), sách giáo khoa (SGK)Văn 10(2). Thứ hai, phản ứng từ phíangười dạy, người học đối với tác phẩm ra sao? Bởi theo chúng tôi, sự tiếp nhận một tácphẩm văn chương trong nhà trường là vô cùng lớn, không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quảgiảng dạy mà còn tác động nhiều mặt đến tình cảm, đời sống, tâm lý, đạo đức của học sinhtrong quá trình hoàn thiện tri thức và nhân cách. Khảo sát những ảnh hưởng của truyện Tấm Cám trong nhà trường, chúng tôi tiếnhành điều tra, khảo nghiệm trên hai đối tượng giáo viên và học sinh THPT ở một số trườngthuộc các tỉnh miền Trung Tây Nguyên (học kỳ I-2009). Cụ thể như sau: - Bình Định: 4 trường (THPT Chuyên Lê Quí Đôn, THPT Trưng Vương, THPTHùng Vương, THPT Trần Cao Vân) - Gia Lai: 4 trường (THPT Chuyên Hùng Vương, THPT Phan Bội Châu, THPTHuỳnh Thúc kháng, THPT PleiKu) - Kon Tum: 2 trường (THPT Chuyên Kon Tum, THPT bán công Duy Tân) - 48 giáo viên tham dự đợt tập huấn “Nâng cao năng lực cho giáo viên cốt cánTHPT” của 4 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, ĐăkLăk, ĐăkNông học tại thành phố PleiKu (tỉnhGia Lai). Hình thức khảo sát: Phiếu Số giáo viên tham dự khảo sát: 185 Số học sinh tham dự khảo sát: 1.537 Hệ thống câu hỏi dành cho giáo viên: Câu 1: Anh (chị) suy nghĩ gì về hành động Tấm giết Cám, làm mắm gửi cho mẹCám ăn? Câu 2: Theo anh (chị), kết thúc truyện Tấm Cám có thỏa đáng với tinh thần truyện cổtích không? Câu 3: Theo anh (chị), hành động của Tấm có gây ảnh hưởng đến việc tiếp nhận vàgiáo dục nhân cách cho học sinh? Nếu có thì ảnh hưởng trên những phương diện nào? Câu 4: Theo anh (chị), việc viết lại kết thúc truyện Tấm Cám như sách giáo khoa Văn10 hiện nay có cần thiết không? Vì sao? Hệ thống câu hỏi dành cho học sinh: Câu 1: Em có thích truyện Tấm Cám không? Câu 2: Về nhân vật Tấm, theo em: Tấm hiền? Tấm ác? Tấm vừa hiền vừa ác? Câu 3: Em có đồng tình với hành động Tấm trừng trị mẹ con Cám? Câu 4: Em có suy nghĩ gì về sự thay đổi kết thúc truyện Tấm Cám (sách giáokhoa Văn 10)? Dưới đây là kết quả chúng tôi thu nhận được: a) Về phía giáo viên. Câu 1, đa số ý kiến đều khẳng định, việc Tấm trừng phạt Cám là hoàn toàn hợp lý,thuận theo quy luật truyện cổ tích. Tuy nhiên, về hành động trả thù có nhiều sự đánh giá,tập trung theo hai ý: thứ nhất, 25,4% giáo viên cho rằng việc Tấm giết Cám là thuận theoquy luật “ác giả ác báo”. Mẹ con Cám đã gây nhiều tội ác, do vậy phải bị trừng phạt thíchđáng. Thứ hai, 74,8% giáo viên cho rằng hành động trả thù của Tấm quá dã man và tànnhẫn, không phù hợp với tính cách người con gái hiền l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: