Danh mục

Truyền thuyết dân gian xứ Bắc về các thần tự nhiên_1

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 199.62 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

2. Truyền thuyết về thần Núi (Sơn thần) Theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới(11): Núi vừa tượng trưng cho chiều cao, vừa là điểm trung tâm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyền thuyết dân gian xứ Bắc về các thần tự nhiên_1Truyền thuyết dângian xứ Bắc về các thần tự nhiên 2. Truyền thuyết về thần Núi (Sơn thần) Theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới(11): Núi vừa tượng trưng cho chiềucao, vừa là điểm trung tâm. Với những đặc điểm: cao, thẳng đứng, gần trời, núi thamgia vào biểu tượng của các siêu tại, siêu phàm với tính cách là trung tâm của nhữnghiện tượng hiển linh trong khí quyển và rất nhiều sự tích thần hiện, núi thuộc là biểutượng của cái bản thể biểu hiện… Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh khi nói về các Sơn thần được thờ là thànhhoàng ở Việt Nam đã lý giải: “Sơn thần nước ta thể hiện thành một hệ tương đối thốngnhất. Đó là hệ Sơn Tinh tức là hệ Tản Viên”(12). Rồi ông cho rằng: Sự tích về Sơn thầnban đầu được ghi chép lại trong Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Đại Việt sử kýtoàn thư. Đến khi Nguyễn Bính biên soạn lại thần tích trên cơ sở lời khai của dân địaphương đã xuất hiện nhiều tình tiết khác về hệ Sơn thần. Bên cạnh Tản Viên sơn thánhở ngôi tối cao, còn có Cao Sơn thống lĩnh tả bộ Sơn thần, Quý Minh thống lĩnh hữu bộsơn thần. Ba vị Sơn thần này gắn với ba đỉnh núi Ba Vì. Lấy núi Ba Vì làm trung tâmthì Sơn thần phát triển theo hướng tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng. Nhánh hữu ngạnlại chia làm hai hướng từ Sơn Tây – Hà Đông – Hà Nam – Nam Định – Thái Bình –Ninh Bình, hướng thứ hai từ Sơn Tây – Thanh Hoá - Nghệ An. Nhánh tả ngạn cũngchia làm hai hướng, thứ nhất từ Sơn Tây – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc, hướng thứ hai từSơn Tây - Bắc Ninh - Bắc Giang – Hưng Yên - Lạng Sơn – Cao Bằng – Tuyên Quang.Dựa trên bản đồ phân bố các vị thành hoàng ở Bắc Ninh của Nguyễn Văn Huyên,Nguyễn Duy Hinh đưa ra nhận định: Ở Bắc Ninh có 7 Sơn thần, còn ở Bắc Giang thìsố Sơn thần không nhiều lắm. Trên thực tế ở xứ Bắc nói chung và tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Bắc Giang nói riêng, sốlượng Sơn thần được thờ lớn hơn rất nhiều. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hoáThông tin nay là Sở Văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Bắc Giang có đến 150 nơi thờCao Sơn, Quý Minh trên khắp các làng xã của tỉnh. Ngoài ra còn rất nhiều nơi ở xứBắc thờ các vị thần này nhưng chưa được thống kê. Trong địa bàn xứ Bắc tục thờ thần Núi gắn liền với truyền thuyết về Cao S ơn,Quý Minh. Hiện có di tích chỉ thờ Cao Sơn hoặc Quý Minh, nhưng có những di tíchthờ cả hai. Các di tích thờ thường là đền và đình. Theo truyền thuyết và thần tích làngNgâm Mạc, tổng Đông Cứu, huyện Gia B ình, tỉnh Bắc Ninh: Vào đời Hùng DuệVương có hai vợ chồng người Hồng Châu đến chùa Thiên Thai cầu tự. Đêm nằm thấyhai ngôi sao sa xuống, từ đấy thụ thai, sau sinh ra một bọc hai con trai, mặt mũi khôingô khác thường đặt tên là Cao Sơn và Quý Minh, năm lên 6 tuổi đi học, năm 16 tuổihọc lực tinh thông, kiêm cả tài võ nghệ. Hùng Duệ Vương cho tìm người tài, hai ngàibèn đến chầu vua. Vua phong cho làm Đô chỉ huy sứ Tướng quân. Thục Phán của bộAi Lao dấy quân, vua sai hai ngài đem quân đi b ình giặc Thục, phong hai ngài làmTả, Hữu tướng quân. Hai ngài cùng đức thánh Tản Viên đem quân đến núi Sóc Sơn,đạo Kinh Bắc, mới đánh một trận giặc Thục thua chạy tan tác. Vua ban cho ng ài thựcấp ở đạo Kinh Bắc. Ngài về chỗ trú sở đóng quân trước, tự nhiên trời nổi cơn mưagió, có một đám mây sa xuống dinh ngài, rồi ngài hoá vào ngày 12 tháng 11 . Biểu hiện núi, sông trong tâm thức người Việt rất rõ ràng, trên những dòng sônghung dữ đã ra đời những vị Thuỷ thần, c òn trên những ngọn núi cao hùng vĩ đã xuấthiện các vị Sơn thần. Nhà nghiên cứu văn hoá Ngô Đức Thịnh trong cuốn Tín ngưỡngvà văn hoá tín ngư ỡng ở Việt Nam(13) đã giải thích tục thờ Sơn thần theo vũ trụ luậnnguyên sơ của phương Đông với các cặp tương sinh tương khắc và đối lập với nhaunhư Sông – Núi, Đất - Nước… Những cặp đối lập này là môi trường sống quen thuộccủa con người, đặc biệt là đối với cư dân nông nghiệp lúa nước ở xứ Bắc, họ sống phụthuộc rất nhiều vào tự nhiên và đất, nước có vai trò vô cùng quan trọng. Trong hệ tưduy huyền thoại của người dân luôn quan niệm vạn vật có linh hồn, chính vì vậy họluôn cầu mong sự phù hộ của các thần tự nhiên và Sơn thần là một dạng thức đó. Trên cả một vùng xứ Bắc rộng lớn có rất nhiều núi và nơi nào có núi thường códi tích thờ Cao Sơn, Quý Minh. Bên cạnh đó còn có một vệt thờ hai nhân vật này nằmrải rác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ở xứ Bắc, tục thờ Thần núi mang đặc trưng riêng,không còn là một hệ thần núi bao gồm bộ ba Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn, QuýMinh, mà chỉ gồm có Cao Sơn, Quý Minh. Trên thực tế Cao Sơn, Quý Minh được cácthần tích ghi chép lại và được truyền thuyết hoá rất nhiều nơi với những dạng thứckhác nhau như được ghi chép dưới dạng thần tích theo kết cấu hoàn chỉnh: sự ra đời,chiến công và hoá thân, cũng có khi họ hiện lên dưới báo mộng, phù trợ giúp các tướnglĩnh đời sau đánh giặc ngoại xâm. 3. Truyền thuyết về thần Đá (Thạch thần) Xứ Bắc có rất nhiều nơi thờ thần Đá và gắn liền với nó là các truyền thuyết vàsin ...

Tài liệu được xem nhiều: